Thứ hai, ngày 14/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
VÕ SƯ TRẦN QUANG DIỄN:
Tâm huyết một đời võ
8:44', 15/9/ 2007 (GMT+7)

Võ đường của võ sư Trần Quang Diễn nằm sâu trong thôn Kiều Huyên, xã Cát Tân, huyện Phù Cát. Khá im ắng, bởi mấy chục võ sinh tranh thủ học võ trong mấy tháng hè, nay đã nhập trường. Võ sư Trần Quang Diễn vóc dáng cao gầy, nhưng bập vào chuyện võ, ông nói cứ sang sảng như đang… diễn thuyết.

 

Võ sư Trần Quang Diễn. Ảnh: V.T

 

* Võ sư học... võ vườn

Võ sư Trần Quang Diễn sinh ra trong một gia đình võ nghệ. Từ ông cố đến ông nội và cha đều có nghề võ, mấy người anh cũng là võ sư. Chẳng thế, mới 8 tuổi, ông đã có thể múa võ lấy tiền. Những buổi học võ, ngày còn nhỏ, gắn với những mảnh vườn, bóng tre quê nhà nên ông tự nhận võ của mình chỉ là võ vườn.

Võ vườn nhưng vẫn thành một đấu thủ có hạng trên sàn đài. Bởi ngoài việc được truyền thụ trực tiếp từ người cha là võ sư Trần Nung, ông còn cất công tầm sư học đạo. Tính ra, ông đã học tới 14 ông thầy, như Lý Xuân Văn, Xã Đàn, Trương Thành Kiệt, Diệp Bảo Xí, Nguyễn Thái Sơn... Năm 18 tuổi, võ sư Trần Quang Diễn đã bắt đầu thi đấu và giành chiến thắng tại các giải ở huyện, ở tỉnh; 20 tuổi, ông đã có bằng võ sư và là một trong hai võ sư trẻ nhất tỉnh Bình Định ngày đó.

Ông nhớ mãi trận gặp Nguyễn Lê Thanh ở Phù Cát. Trọng tài xử ép, ông bị đánh ngã quỵ xuống sàn đài, thầy hỏi: “Có đánh được nữa không con?”. “Tiếp tục chứ thầy”- ông trả lời. Rồi ông gượng dậy, đánh phủ lại tơi bời. Kết quả, trận ấy hòa. “Hồi đó, tui đã xác định, có thua vẫn đánh. Bởi tôi ghét cái cách nói coi thường giữa con nhà võ với nhau”- ông nói.

Trận khác, ông gặp Hồ Phi Long ở Tây Sơn. “Hồ Phi Long học kỹ quá, đánh rất chắc, tui xáp vô hổng được. “Muốn bắt cọp thì phải vào hang cọp”, bởi vậy, tui nâng hai tay cao lên một chút. Hồ Phi Long thấy vậy, bèn đảo vô sâu, tính sẽ chèn, đội liệng mình lên. Tui lập tức chuyển bộ pháp, chân trước về chân sau, chân sau về chân trước. Hồ Phi Long lỡ đà, úp xuống, tui giật gối bay lên. Hồ Phi Long lật mặt lại, gối tui đánh trúng gáy ảnh, lột cả miếng da đầu”.

Rồi ông nói thêm: “Vậy đó, nhưng sau này, tôi và Nguyễn Lê Thanh, Hồ Phi Long vẫn vui vẻ với nhau. Con nhà võ là vậy, đấu võ là để so tài cao thấp, chứ hổng phải ăn thua. Thậm chí, anh thua, tiền độ của tui, tui chia cho anh. Vậy mới là con nhà võ chứ”.

* Một đời với nghiệp võ

Sau năm 1975, võ sư Trần Quang Diễn ít lên sàn đài, mà dành hết thời gian cho việc dạy võ, làm thuốc võ. Môn sinh của ông là những cậu bé, thanh niên trong xã; thi thoảng, lại có thêm những võ sư từ các địa phương khác tìm về, học thêm về võ. Ông nói, Hội Võ thuật huyện Phù Cát có 18 người, thì hơn chục người là học trò ông như Quang Hồng Cư, Bạch Quang Võ, Xuân Ban... Rồi những Triệu Thanh Giản, Trần Quang Sắn… nay đang mở lò võ ở Vũng Tàu, Đăk Lăk cũng từng là học từ ông. Ba năm (từ 1996 đến 1998), ông về làm huấn luyện viên cho Đội tuyển Võ Cổ truyền của tỉnh. Học trò của ông đi thi đấu các giải từ các huyện trong tỉnh, đến Vũng Tàu, Đăk Lăk, Kon Tum.

Ông tâm sự: “Tôi luôn nhấn mạnh với học trò: học võ phải có kỹ thuật, kỹ năng, nhưng thiếu kỹ xảo thì chưa chắc đã thắng. Xảo ở đây không phải là xảo trá, gian lận; mà là phải biết vận dụng câu khẩu quyết của võ Bình Định: “Lấy công làm thủ, lấy thủ làm công, thủ giả công thiệt”.

* Giữ lấy tinh hoa

Võ sư Trần Quang Diễn biểu diễn bài “liễu diệp thương”. Ảnh: V.T

Tâm niệm lớn nhất sau cả một đời theo nghề võ của võ sư Trần Quang Diễn là giữ lại những tinh hoa của võ Bình Định. Ông nói: “14 vị ân sư của tôi, chưa vị nào dạy roi đánh thay tay, vì đó là phạm tổ; tấn gì cũng được, nhưng không được giở cả hai gót lên. Vậy nhưng, tui tham gia chấm thi một số giải, tui biết, có những võ sinh thay tay, giở gót láng hết. Đó là do họ học chưa tới, tập chưa kỹ. Thêm vào đó, nhiều chiêu pháp ông cha để lại giờ có nguy cơ mất ngay trên đất Bình Định. Đây là điều rất nguy, vì nếu không được uốn nắn, truyền thụ kịp thời, sẽ làm mất đi tinh hoa của võ Bình Định”.

Cũng với băn khoăn ấy, ông đang cố công truyền lại những bài roi, những bài trong thập bát ban binh khí cho học trò, dẫu nay, lực có phần đã bất tòng tâm. Ông nói, con trai ông, dù không theo nghề võ, hiện đang làm tận Kon Tum, nhưng ông vẫn tranh thủ dạy những bài có tính “chìa khóa” của võ Bình Định như roi: trực chỉ, phượng hoàng, trực tấn nhất ô du, ngũ môn, thái sơn; quyền: hổ hạ sơn, ngọc trản, thần đồng, thiền sư; kiếm: long môn; đại đao… Hai người cháu gần nhà đang được ông truyền “liễu diệp thương”. Ông giải thích: “Bài thương uyển chuyển như lá liễu, mềm mại nhưng hiểm hóc. Bài thiệu cũng rất hay”.

Nói rồi, ông vừa thong thả đọc: “Bình Định vang danh thiên hạ hữu/ Liễu thương nan địch thế gian vô”, vừa múa cho chúng tôi xem. Chỉ sau vài đường, trán ông đã bết mồ hôi. Ông nói, giọng buồn buồn: “Năm tôi ngoài hai mươi tuổi, bao tạ 5 người khiêng, vậy mà đấm cứ huỳnh huỵch; múa quyền ở xa nghe tiếng gió. Từ đận bị đau suýt chết, sức khỏe tôi xuống hẳn”.

  • Khải Nhân
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định bội thu vàng trong đêm chung kết  (03/09/2007)
Bình Định sẽ bội thu huy chương ?  (01/09/2007)
Tuyệt kỹ của cha con ông "Ốc" Bình Định Gia  (26/08/2007)
Bình Định quyết tâm đạt thành tích cao  (17/08/2007)
Thầy võ Miến Điện tìm hiểu võ Tây Sơn  (07/08/2007)
Nhiều bất ngờ thú vị  (06/08/2007)
Kỳ 1: Gặp gỡ giữa ông thầy võ Miến Điện và người học trò võ Tây Sơn  (02/08/2007)
Sẽ là một mùa giải hấp dẫn và chất lượng  (01/08/2007)
“Học võ cốt để khỏe người”  (20/06/2007)
“Tôi luôn chú trọng đến việc giáo dục nhân cách cho VĐV...”  (13/06/2007)
Trăm trận bất bại  (18/04/2007)
Đang cần một “cú hích”  (05/04/2007)
Rủ nhau đi Hội Đổ giàn  (02/04/2007)
Vài nét về Bình Thái Đạo  (11/03/2007)
Võ sư “vườn” và những học trò thành đạt   (13/02/2007)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn