Chủ Nhật, ngày 30/3/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Tổ sư võ phái Thiên môn đạo là một nghĩa binh Tây Sơn
22:44', 4/5/ 2010 (GMT+7)

Biểu diễn công phu Thiên môn đạo

Nguyễn Khắc Cống trở về quê trong sự chào đón rộn ràng như lễ hội. Nhờ công trạng lẫy lừng của ông, dân làng noi gương thi đua luyện võ, hình thành “làng võ” Dư Xá. Lúc có tuổi, cụ Cống lập “Thiên môn đạo”, truyền bá võ nghệ, giáo dục truyền thống yêu nước chống ngoại xâm trong dân làng. Hiện nay tại đền Bách Linh còn bia ghi công đánh giặc Thanh của ông…

Từ chiến công xuân Kỷ Dậu

Đúng đêm trừ tịch năm Kỷ Dậu (1789) quân Tây Sơn bí mật vượt sông Gián Khẩu.Thế binh như sóng dữ, hàng loạt đồn lũy từ bờ Gián Khẩu, sông Nguyệt Quyết bị quét sạch. Thắng lợi như chẻ tre, đoàn quân tiến ra Phú Xuyên, Thượng Phúc, trực chỉ  Hà Hồi…

Đêm mùng ba Tết, pháo hiệu nổ vang, quân Tây Sơn từ bốn mặt tràn lên hô vang “tiêu diệt quân Thanh”. Đã chuẩn bị từ trước, tất thảy dân làng đồng thanh hưởng ứng. Tiếng la hét vang dậy cùng tiếng loa gọi hàng như xé toạc màn đêm dày đặc sương mù. Bọn lính trong thành bỗng nghe tứ bề như sấm dậy, hồn phi phách tán, không ai bảo ai chỉ còn biết buông vũ khí quy hàng.

Nức lòng trước chiến thắng giòn giã, dân chúng kéo đến chúc mừng rồi xin đầu quân rất đông. Trong số này nhiều người là nông dân bên Ứng Hòa sang Thượng Phúc làm mùa. Thủ lĩnh đám thanh niên Ứng Hòa là Nguyễn Khắc Cống sức vóc hơn người, võ nghệ lại cao cường, được phong đội trưởng.

Không như Hà Hồi, đồn Ngọc Hồi cực kỳ kiên cố, là cứ điểm bảo vệ mặt nam thành Thăng Long. Không chỉ thế, chủ tướng trấn giữ thành còn là một võ tướng tài ba, Đề đốc Hứa Thế Hanh. Bên cạnh hắn còn có tay kiếm vô địch là Tiên phong Trương Sĩ Long và Tả dực Thượng Duy Thăng, được mệnh danh “thần thương”. Tướng giỏi, quân đông, Ngọc Hồi còn có hậu phương tiếp ứng kịp thời là đồn Văn Điển.

Không xa, bên bờ sông Nhị còn có đạo quân thiện chiến của Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị. Để hạ đồn Ngọc Hồi không thể chỉ dựa vào tinh binh và ý chí quyết thắng. Mưu sĩ Trần Văn Kỷ hiến kế “tin thám sát cho biết đồn Ngọc Hồi có nhiều súng thần công, chung quanh đào hào sâu, nhiều hầm chông và bãi địa lôi. Để chiếm phần thắng, ta phải dựa vào sức dân”.

Nguyễn Khắc Cống được phân công đi vận động nhân dân chuẩn bị phương tiện chống tên lửa, hầm chông, địa lôi… Dân nghe tin quân Tây Sơn ra tới, phấn khởi tháo cửa nhà, đình, chùa, gỡ bộ phản làm vật lót đường cho quân áp sát thành.

Tờ mờ sáng mùng bốn Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bao vây đồn Ngọc Hồi. Đội tượng binh gồm một trăm voi chiến tiến thẳng vào mặt chính. Bất ngờ, Trương Sĩ Long dẫn một trăm binh mã  nghênh chiến. Vừa áp trận, chỉ nghe tiếng voi rống, bầy chiến mã kinh hoảng quay đầu bỏ chạy tán loạn, lớp sụp hầm chông, lớp dẫm phải địa lôi nổ tan xác. Sĩ Long quay ngựa định chạy trở vô đồn thì bị Nguyễn Khắc Cống đuổi kịp, chém một đại đao, đầu lìa khỏi cổ.

Pháo lệnh nổ vang, đội hỏa binh từ ba mặt bắn hỏa hổ vào đồn. Trong chốc lát, đồn Ngọc Hồi chìm trong biển lửa. Để không bị hỏa thiêu, Đề đốc Hứa Thế Hanh buộc phải mở cửa tìm đường thoát. Lọt vào thế trận của quân Tây Sơn như thiên la địa võng, quân Thanh đánh mãi không tìm được đường ra. Gặp phải tượng binh, ngựa quân Thanh chỉ biết bỏ chạy, binh ngũ rối loạn, Hứa Thế Hanh té ngựa bị voi giày bỏ mạng. Thấy chủ tướng bị giết, Tả dực Thượng  Duy Thăng cố mở đường máu chạy về hướng bắc, băng đồng vượt sông Tô Lịch mong thoát về đồn Khương Thượng. Bất ngờ từ bờ bên kia tướng Vũ Văn Dũng cho quân bắn tên lửa đỏ rực cả khúc sông. Thượng Duy Thăng cùng tàn quân đành vùi thây dưới đáy sông Tô Lịch.

Lúc này tại Khương Thượng - Đống Đa, Sầm Nghi Đống bị quân Tây Sơn vây đánh không có đường thoát phải treo cổ tự ải. Khi   quân Tây Sơn tràn vào cửa tây thành Thăng Long, quân Thanh tranh nhau qua sông Nhị làm cầu phao đứt, vô số quân giặc sa xuống sông chết đuối làm nghẽn cả một khúc sông. Trong lúc Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống bỏ chạy bán sống bán chết, sáng mùng năm Tết, đoàn quân của Quang Trung Nguyễn Huệ hiên ngang tiến vào Thăng Long trong tiếng reo hò tung hô của muôn dân…

Đất “văn võ song toàn”

Chiến công oanh liệt của Nguyễn Khắc Cống làm rạng rỡ người làng Dư Xá. Noi gương ông, dân làng thi đua rèn luyện võ nghệ. Nhờ truyền thống luyện võ, ngôi vị vô địch lễ hội vật võ Hà Tây hằng năm luôn nằm trong tay Dư Xá. Đi đến đâu người Dư Xá cũng được nể trọng. Từ đó Dư Xá nổi danh “vùng đất võ”, Nguyễn Khắc Cống nghiễm nhiên trở thành ông tổ nghề võ của làng.

Tuổi hạc cao, cụ Cống lập nên “Thiên môn đạo” đưa truyền thống luyện võ, đánh giặc trở thành một đạo sống thiêng liêng của làng. Điểm đặc biệt, dòng họ nhà Nguyễn Khắc nổi tiếng văn võ song toàn, bao đời chỉ chuyên tâm dạy học và dạy võ. Hầu như tất cả người làng Dư Xá đều là học trò của nhà nho, nhà võ Nguyễn Khắc Nhượng, chưởng môn Thiên môn đạo đời thứ hai. Thành tích phá tan giặc phỉ “Quang Thừa” (Hà Nam) để tài năng và trí tuệ của ông được ca ngợi, “Dư Xá” một lần nữa trở nên “danh hiệu” được tôn kính.

Từ đó về sau Thiên môn đạo ngày càng phát triển và kiện toàn như một tổ chức được điều hành quy củ, chặt chẽ. Đến đời Nguyễn Khắc Di chưởng môn thứ ba, có hai con trai là võ sư Nguyễn Khắc Nghi và Nguyễn Khắc Chi. Võ sư Nghi chịu trách nhiệm bảo tồn truyền thống nho học, chăm lo cái chữ cho dân làng. Trong khi võ sư Chi phụ trách quảng bá Thiên môn đạo, rèn luyện võ nghệ cho thế hệ kế thừa.

Chủ trương “luyện võ cường thân, dân có mạnh nước mới cường” của ông Chi bị khép tội “làm quốc sự”. Đứng trước cò Tây, ông dõng dạc vặn lại: “Dạy thanh niên lánh xa rượu chè, tập luyện võ nghệ chống trộm cướp, bảo vệ thôn làng là có tội hay sao?”. Gã Tây giận tím mặt, nhưng đuối lý đành phải thả ông. Sau Cách mạng tháng tám, võ sư Nguyễn Khắc Chi là bí thư chi bộ kiêm chủ tịch đầu tiên của xã nhà. Dưới thời của ông, Dư Xá từng lập kỷ lục “địa phương có thanh niên được kết nạp Đảng cao nhất”.

Đến đời chưởng môn Thiên môn đạo thứ năm, võ sư Nguyễn Khắc Tuấn  là một sĩ quan cấp hàm  đại tá. Bên cạnh ông còn cả hội đồng điều hành môn phái gồm có võ sư Nguyễn Khắc Phấn là trưởng tràng phụ trách công tác huấn luyện võ thuật. Hai võ sư Nguyễn Khắc Thuấn và Nguyễn Khắc Phế chuyên trách bổ túc văn hóa cho môn sinh hoàn cảnh khó khăn, dở dang việc học. Kế thừa truyền thống hiếu học của bậc tiền bối, “văn ôn võ luyện” là tôn chỉ của Thiên môn đạo. Bằng cách này, dòng võ nhà Nguyễn Khắc đã tạo ra nét văn hóa đặc trưng cho Dư Xá, để miền đất võ còn xứng đáng được tôn vinh đất “văn võ song toàn”.

.Theo TNO

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Võ sư "quyền 3 chân hổ": Tuyệt kỹ công phu  (21/04/2010)
Âm vang trống trận Tây Sơn  (13/04/2010)
Gia đình “cổ thụ” làng võ  (09/04/2010)
“Hùm xám” Hà Trọng Sơn giã biệt cõi thế  (07/04/2010)
Dự án Bảo tồn võ cổ truyền Bình Định: Chấn hưng võ học  (31/03/2010)
Chung tay bảo tồn và phát huy võ Thuận Truyền  (19/03/2010)
Tiếp nối nghiệp võ của gia tộc  (15/03/2010)
Cảo thơm làng Võ  (23/02/2010)
Bảo tồn tinh hoa võ học  (11/02/2010)
Người truyền bá võ Bình Định ở Tây Nguyên  (18/01/2010)
Chắt lọc và nối kết tinh hoa võ thuật  (20/09/2009)
Đừng quên võ sư vườn  (16/09/2009)
Gặp mặt võ sư, võ nhân tiêu biểu võ cổ truyền Bình Định  (11/09/2009)
“Học võ không phải để phô trương”  (22/07/2009)
Thành công như mong đợi  (20/07/2009)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn