Tinh hoa một phái “võ chùa”
9:43', 11/6/ 2010 (GMT+7)

Nói đến võ cổ truyền Bình Định, chắc hẳn, không ai một lần nghe nói đến các địa danh quen thuộc như: An Thái, Thuận Truyền, An Vinh…Ngoài những địa danh trên thì tại Bình Định còn tồn tại một Câu lạc bộ “võ chùa” hiện còn lưu giữ nhiều thế võ cổ truyền và những bài thuốc về Y võ nổi tiếng. Nơi đây, đã đào tạo các môn sinh, võ sĩ trưởng thành lừng danh qua nhiều thế hệ. Chùa cũng là điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu võ học, biểu diễn, giao lưu võ cổ truyền. Đó là câu lạc bộ “võ chùa” Long Phước Tự, ở thôn Tân Thuận, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước – Bình Định do sư thầy trụ trì Thích Hạnh Hòa sáng lập hơn 30 năm qua đã góp phần tô thắm và tạo dựng nên bức tranh hoành tráng của võ cổ truyền Bình Định.

 

Hòa thượng Thích Hạnh Hòa và các môn sinh. Ảnh: Báo Đất Việt

 

Bình Định được mệnh danh là miền đất võ, truyền thống ấy không ngẫu nhiên mà có. Nó đã được hình thành qua nhiều thế kỷ, gắn chặt với sự nghiệp nhà Tây Sơn, những làng võ cổ truyền tại các địa phương trong tỉnh hình thành gắn với tên lang, tên xã “roi Thuận Truyền, quyền An Thái; “gái An Vinh” đi quyền…với nhiều võ đường võ sư nổi tiếng như Võ đường Phi Long Vịnh, Long Ngọc Phú, Bửu Thắng, Hà Trọng Sơn…

Môn phái võ chùa Long Phước Tự ở thôn Tân Thuận, xã Phước Thuận huyện Tuy Phước (Bình Định) hiện nay tăng ni sinh võ tự của chùa còn lưu giữ rất nhiều môn võ cổ truyền. Câu lạc bộ võ chùa do thầy Thích Hạnh Hòa trụ trì chùa sáng lập vào đầu những năm 1980, không ngoài mục đích rèn luyện đào tạo tu dưỡng đạo đức, sức khỏe con em trên quê hương và tăng ni sinh của nhà chùa sống “tốt đời đẹp đạo”, giúp cho thanh thiếu niên hướng thiện, các môn sinh học võ chùa Long Phước đều được sự đón nhận ân cần dạy bảo hướng dẫn nhiệt tình của các thầy võ miễn phí hoàn toàn. Môn sinh ở xa được nhà chùa bố trí nơi ăn ở chu đáo, do vậy mà võ đường của chùa đã thu hút được nhiều môn sinh khắp nơi trong cả nước đến đăng ký học võ, trong đó có cả môn sinh người ngoại quốc.

Hơn 30 năm qua tại mảnh vườn hơn 1ha của chùa ngày đêm nghe âm vang tiếng binh khí, hòa lẫn tiếng nô đùa hồn nhiên của các nam nữ võ sinh luyện tập các môn võ nghệ cổ xưa, những môn võ cổ truyền độc đáo như là: thảo, bộ, quyền, roi; cùng một số binh khí như: thương, đao, kiếm; với các bài công đấu: roi đấu với roi, thương đấu với kiếm, các bài tam đấu: xa thương kiếm pháp, đặng vân sát kiếm, các bài thi đấu: xa thương kiếm pháp, đặng vân sát kiếm, các bài thi đấu: lạc mã trùng dương, roi thương kiếm đao…

Được sự cổ vũ của các môn sinh, sự tận tâm dạy bảo của các thầy võ, cộng với nét độc đáo của môn võ cổ truyền mang sắc thái riêng “võ chùa” mà ông cha xưa qua các thế hệ lưu giữ, kế thừa phát huy và sáng tạo cho nên võ đường chùa Long Phước Tự đã đào tạo thành công nhiều lớp võ sĩ trẻ như: Vạn Thanh, Văn Tính, Kim Huệ, Trần Di Linh, Nguyễn Văn Cảnh…tham gia thi đấu đạt nhiều huy chương vàng qua các kỳ Seagame, nhiều võ sinh và võ sĩ được vinh dự biểu diễn tại các nước Liên Xô, Pháp, Ý, Hàn Quốc…Với các thành tích đã đạt được, chùa Long Phước được các môn phái nhiều nước trên thế giới biết đến và thường xuyên đến giao lưu và tham gia tập luyện, tạo nên một nét văn hóa độc đáo mà không có một lò võ cổ truyền nào trên đất nước Việt Nam có được ngày nay. Hy vọng võ đường chùa Long Phước tiếp tục duy trì, bảo tồn và phát huy nền võ học cổ truyền Việt Nam nói chung và góp phần tô thắm và tạo dựng nên bức tranh hoành tráng võ cổ truyền Bình Định trường tồn và phát triển.

.Theo Nguyệt san Du lịch & Giải Trí

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Truyền nhân võ Tây Sơn lên phim  (07/06/2010)
Khôi phục Bình Thái Đạo  (02/06/2010)
Võ sư Nguyễn Hữu Hiệp - Người góp phần truyền bá võ thuật cổ truyền  (17/05/2010)
Truy tìm pho "bí kíp điểm huyệt"  (13/05/2010)
Về đất võ xem Hổ quyền  (12/05/2010)
Dạy võ và làm từ thiện  (10/05/2010)
Truyền môn nhân bài Siêu xung thiên   (06/05/2010)
Tổ sư võ phái Thiên môn đạo là một nghĩa binh Tây Sơn  (04/05/2010)
Võ sư "quyền 3 chân hổ": Tuyệt kỹ công phu  (21/04/2010)
Âm vang trống trận Tây Sơn  (13/04/2010)
Gia đình “cổ thụ” làng võ  (09/04/2010)
“Hùm xám” Hà Trọng Sơn giã biệt cõi thế  (07/04/2010)
Dự án Bảo tồn võ cổ truyền Bình Định: Chấn hưng võ học  (31/03/2010)
Chung tay bảo tồn và phát huy võ Thuận Truyền  (19/03/2010)
Tiếp nối nghiệp võ của gia tộc  (15/03/2010)