• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Chính trị

Báo Nga: Việt Nam là người đồng chí thực sự của Liên bang Nga

Bài viết của tác giả Grigory Trofimchuk khẳng định Việt Nam là đối tác tin cậy của Liên bang Nga không chỉ trong thời kỳ Liên Xô trước đây mà cả trong ngày nay.

 

Quang cảnh buổi hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Nga hồi tháng 5.2019. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Ngày 28.11, báo Độc lập - chuyên trang phân tích chính trị, thời sự quốc tế của Liên bang Nga, đã đăng bài viết của tác giả Grigory Trofimchuk, chuyên gia bình luận chính trị quốc tế, với nhan đề ''Người đồng chí thực sự".

Bài báo đánh giá cao mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, cũng như ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Nga từ ngày 29.11 tới 2.12.

Bài viết khẳng định Việt Nam là đối tác tin cậy của Liên bang Nga không chỉ trong thời kỳ Liên Xô trước đây mà cả trong ngày nay. Niềm tin cậy trong quan hệ song phương một lần nữa được khẳng định ngay trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, khi Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vắc xin của Nga.

Chính trên đất nước Việt Nam, tháng 8.2021, lô vắc xin Sputnik V đầu tiên đã được sản xuất thành công. Bài viết nhấn mạnh “niềm tin đối với nước Nga, đối với người Nga đã ngấm vào trong máu của người Việt Nam". Nga và Việt Nam đồng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế, đáng chú ý, cả hai nước đều ủng hộ hệ thống trật tự thế giới đa cực, trong đó có nguyên tắc giải quyết các cuộc xung đột lớn trên thế giới bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Tác giả Trofimchuk đánh giá cao vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam vẫn luôn kiên định với hệ tư tưởng của mình, đưa nền kinh tế trong nước lên vị trí dẫn đầu khu vực. Giờ đây, quốc gia này là thành viên đi đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thành viên ngày càng rõ nét của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và một loạt tổ chức có ảnh hưởng khác.

Cũng theo tác giả, Việt Nam là quốc gia nằm ở giao điểm của tất cả các tuyến đường thương mại và chính trị quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam với tư cách là quốc gia yêu chuộng hòa bình, đang làm tất cả những gì có thể để không xảy ra một cuộc chiến tranh mới trong khu vực. Điều này rõ ràng đã được chứng minh khi Hà Nội giữ vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngay trong giai đoạn khó khăn nhất của thế giới, 2020-2021.

Về hợp tác kinh tế-thương mại, bài viết nhấn mạnh, năm 2015, Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam đã ký Hiệp định về khu vực thương mại tự do, qua đó đưa Hiệp hội kinh tế này lên một tầm cao mới, không chỉ cho phép mở rộng trao đổi thương mại song phương, mà còn giúp mở rộng không gian Á-Âu sang khu vực Đông Nam Á.

Tác giả khẳng định Việt Nam chính là “một trong những đầu tàu quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi được coi là trọng tâm của tăng trưởng kinh tế-tài chính thế giới".

Liên quan đến chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, tác giả Trofimchuk dành khá nhiều thời lượng bài viết để khắc họa về ông. Trong mắt của giới quan sát nước ngoài, đặc biệt là các chuyên gia, học giả Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thể hiện là người năng nổ nhưng luôn có nụ cười hiền hậu và chân thành.

Cuốn sách về 70 năm quan hệ Việt Nam-Nga. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)

Tác giả bài viết nhấn mạnh, năm 1954 - năm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ra đời - đã trở thành dấu ấn trong lịch sử đất nước. Chính vào năm này, quân Pháp đã bị đánh bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sau đó một phái đoàn do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã tham dự Hội nghị hòa bình Geneva để đàm phán chấm dứt sự hiện diện của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung.

Có lẽ vì vậy, ngày nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc luôn nỗ lực giải quyết mọi vấn đề quan trọng bằng biện pháp ngoại giao hòa bình bởi ông biết thế nào là cuộc chiến tranh thật sự chứ không phải như các cuộc tập trận hay huấn luyện. Cũng chính bởi vậy, người Việt Nam thích nói về tương lai hơn là về quá khứ.

Bài viết dẫn thông báo của Cơ quan báo chí Điện Kremlin cho biết, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trước chuyến thăm lần này, hai bên đã thống nhất “một thỏa thuận chung nhằm phát triển hơn nữa quan hệ song phương mang tầm đối tác chiến lược toàn diện".

Theo tác giả, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã là mức độ hợp tác cao nhất có thể, tuy nhiên, phát triển là không có giới hạn và không thể đứng yên một chỗ.

Kết thúc bài viết, tác giả Trofimchuk hy vọng trong thời gian tới, thông qua mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Việt Nam, Nga sẽ thể hiện rõ hơn vai trò tại châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực quan trọng của thế giới, tham gia tích cực hơn vào củng cố an ninh châu Á, trong đó có an ninh năng lượng.

Theo Quang Vinh (TTXVN/Vietnam+)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Chủ tịch nước thăm chính thức LB Nga: Mở ra hướng hợp tác mới giữa hai nước  (29/11/2021)  
Tổng giám đốc WHO ủng hộ Việt Nam thành trung tâm khu vực về sản xuất vắc xin  (29/11/2021)  
Tăng cường nhân lực, thiết bị để các trạm y tế lưu động hoạt động hiệu quả  (28/11/2021)  
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Geneva, bắt đầu thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ  (26/11/2021)  
Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc  (26/11/2021)  
Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh (khóa XIII) sẽ diễn ra từ 6 - 8.12  (26/11/2021)  
90 học viên TP Quy Nhơn tốt nghiệp lớp Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính  (26/11/2021)  
NASA sẽ chế tạo lò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng trong 10 năm tới  (26/11/2021)  
Báo Nhật Bản phản ánh về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính  (26/11/2021)  
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức LB Thụy Sĩ  (26/11/2021)  
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN - XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang