• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Tòa soạn - Bạn đọc

Nâng cao nhận thức để giảm thiểu tảo hôn

Năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các trường phổ thông dân tộc trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đến học sinh người dân tộc thiểu số.

Ngày 18.11 vừa qua, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tây Sơn (huyện Tây Sơn) đã tổ chức Diễn đàn tuyên truyền tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Diễn đàn chuyển tải nhiều thông điệp, từng bước làm thay đổi nhận thức, hành vi của học sinh dân tộc thiểu số (DTTS).

Các thầy cô giáo mở đầu diễn đàn bằng video về câu chuyện của “cậu bé tí hon” Đinh Văn K’Rể (tỉnh Quảng Ngãi), người mắc hội chứng Seckel gây ra bởi mối quan hệ cận huyết thống. Người mắc hội chứng này đầu nhỏ bất thường, một số thiểu năng trí tuệ, thấp lùn, mắt to, hàm hẹp, hông biến dạng… Các chuyên gia cũng ghi nhận trong số 100 người mắc hội chứng này chỉ có 20 người sống qua tuổi 15.

Qua đó, nhà trường gửi đến thông điệp: Hôn nhân cận huyết thống làm suy giảm giống nòi, trẻ em sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết rất dễ mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển; cần thay đổi hành vi để không có thêm những trường hợp đáng tiếc như trên, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Nhập vai vào các nhân vật trong 3 tiểu phẩm Chuyện nhà A Páo, Chuyện tảo hôn làng tôi, Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, học sinh người Bana của Trường cũng đã mang đến nhiều cảm xúc lắng đọng, gợi suy nghĩ.

 

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tây Sơn thể hiện các thông điệp về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thông qua các phần thi. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Theo ông Nguyễn Kim Huynh, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tây Sơn, bên cạnh diễn đàn truyền thông với các hoạt động sôi nổi, thu hút sự quan tâm của các em, nhà trường còn tuyên truyền lồng ghép trong hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt dưới cờ. Tất cả hoạt động đều nhằm giúp thanh thiếu niên, học sinh người DTTS có thêm những kiến thức cơ bản và thiết thực, có thái độ đúng mực, hiểu biết về hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Tổ chức vào tuần đầu tháng 11.2022, Diễn đàn tuyên truyền tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của Trường PTDTBT Canh Liên (huyện Vân Canh) đã mang đến các câu chuyện về hậu quả của tập tục tảo hôn lạc hậu. Các đội thi đã phản ánh, phân tích về số phận của những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố bà mẹ đang ở độ tuổi “non thanh niên, già thiếu niên”, chưa tự lo nổi cho bản thân mình; bác bỏ lối nhận thức của một số người không nghĩ đến tương lai xa của con cháu mình mà chỉ đơn giản là muốn có thêm lao động. Qua đó, mang đến những thông điệp ý nghĩa, góp phần xây dựng nhận thức đúng đắn.

Trước đó, vào tháng 5, Hội thi tuyên truyền về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS năm 2022 của Trường PTDTBT An Lão (huyện An Lão) đã diễn ra. Hiệu trưởng Hồ Văn Tự cho biết: Thông qua các hoạt động sôi nổi, sinh động, Hội thi làm “mềm hóa” các quy định cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình; Pháp lệnh Dân số; đề án Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện An Lão, giúp học sinh dễ tiếp thu.

“Việc các em tự tin khi trao đổi về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thông qua các phần thi cũng phản ánh nhận thức, suy nghĩ, lựa chọn của các em trong trường hợp tương tự ngoài đời sống. Qua đó, góp phần ổn định ANTT ở địa phương, xây dựng cuộc sống mới văn minh hơn”, ông Tự nói.

NGUYỄN MUỘI

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Yêu quê nhà qua từng góc phố  (20/11/2022)  
Đề xuất phương án khắc phục tình trạng ngập úng trên địa bàn TP Quy Nhơn  (16/11/2022)  
Giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt: Ý thức của người dân là yếu tố quan trọng  (16/11/2022)  
Lập tổ xác minh nội dung tố cáo  (11/11/2022)  
Đỗ ô tô còn tùy tiện  (11/11/2022)  
Xã Phước Hòa (Tuy Phước): Người dân “thắc mắc” về các ứng viên bầu trưởng thôn  (11/11/2022)  
Đến hẹn lại… hỏng  (9/11/2022)  
Cánh đồng Phúc Hậu bị sa bồi, thủy phá  (9/11/2022)  
Chợ trung tâm xã Canh Hiệp dự kiến hoàn thành trong năm 2023  (9/11/2022)  
Ðể cuộc sống người dân bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ  (7/11/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang