• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Kinh tế

Phát huy nhãn hiệu mai vàng Nhơn An

Với các hộ trồng mai ở xã Nhơn An (TX An Nhơn), chuyển từ canh tác truyền thống sang canh tác theo hướng an toàn, áp dụng các tiến bộ KHKT, phát triển cây mai thâm canh gắn với bảo vệ môi trường là lựa chọn phù hợp để phát triển bền vững sản phẩm mai vàng Nhơn An.

Thâm canh và bảo vệ môi trường

Vườn mai Tuấn Ngọc (thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An) với hơn 700 gốc mai bonsai được trồng trong nhà lưới, sử dụng kết hợp phân bón sinh học, là một trong những vườn mai mẫu canh tác thâm canh an toàn gắn với bảo vệ môi trường. Ông Nguyễn Trí Tuấn, chủ vườn mai Tuấn Ngọc, cho biết: “Ủ phân vi sinh kết hợp với xơ dừa, đất; sử dụng phân bón sinh học trong việc phòng ngừa sâu bệnh; dùng hệ thống lọc xử lý nước tưới cho cây; làm nhà lưới…, đó là cách tôi thay đổi từ trồng mai truyền thống sang trồng mai theo hướng an toàn. Cái lợi trước mắt là giảm chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giảm việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất BVTV, cải thiện môi trường trong chính khu vườn của mình”.

Một góc vườn mai Tuấn Ngọc.  Ảnh: T.DỊU

Dự án “Ứng dụng KHKT trồng mai thâm canh sạch hơn” của Trung tâm Ứng dụng KHCN (Sở KH&CN) được triển khai tại Nhơn An năm 2010. Dự án xây dựng quy trình trồng mai thâm canh sạch theo hướng hàng hóa bằng việc áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp; thay thế các hóa chất BVTV bằng chế phẩm sinh học, hoặc hóa chất ít độc hại hơn. Dự án đã tập huấn và chuyển giao ứng dụng KHKT cho 1.000 hộ nông dân trồng mai tại xã Nhơn An, qua đó bà con đã ứng dụng các kiến thức vào quá trình canh tác, từng bước chuyển sang trồng mai thâm canh theo hướng sạch hơn.

Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Chi hội phó Chi hội Sinh vật cảnh xã Nhơn An, nhờ tiếp cận các kiến thức từ dự án và qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hộ trồng mai ở địa phương dần hiểu được những tác động tích cực của việc trồng mai an toàn, vừa giảm chi phí sản xuất, bảo vệ sức khỏe của chính gia đình họ, và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững nhãn hiệu “Mai vàng Nhơn An”

Theo UBND xã Nhơn An, toàn xã có 1.500 hộ trồng mai, diện tích 80 ha; doanh thu hàng năm khoảng 15 - 17 tỉ đồng từ bán mai Tết. Năm 2013, mai Nhơn An được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Mai vàng Nhơn An”. Đến nay có 120 hộ trồng mai ở Nhơn An đăng ký sử dụng nhãn hiệu này.

Ông Nguyễn Tấn Đức, Chủ tịch UBND xã Nhơn An, cho biết: Mai vàng là “đặc sản” của địa phương, là nguồn sống của các hộ dân nơi đây. Với việc được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bằng nhãn hiệu tập thể, mai vàng Nhơn An ngày càng khẳng định chất lượng, được biết đến nhiều hơn. Để nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm sau bảo hộ nhãn hiệu, UBND xã Nhơn An cùng người dân nỗ lực phát triển vùng mai theo hướng an toàn. Hiện UBND xã đang hoàn thiện quy hoạch vùng trồng mai tập trung theo hướng an toàn với diện tích 40 ha, thuộc 2 thôn Trung Định và Thuận Thái; khảo sát xây dựng nhà trưng bày sản phẩm mai vàng An Nhơn. Chúng tôi cũng duy trì và nâng cấp website mai vàng Nhơn An nhằm đưa thông tin, hình ảnh về quy trình canh tác, tạo ra sản phẩm mai xuân sạch - đẹp, quảng bá hình ảnh mai vàng Nhơn An.

THU DỊU

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án hồ Ðồng Mít: Ðẩy nhanh tiến độ thực hiện  (18/9/2018)  
Phát động cuộc thi thiết kế cảnh quan “Cung đường sinh thái” hầm đường bộ đèo Cù Mông  (18/9/2018)  
Đề phòng dịch tả heo châu Phi, tăng cường cán bộ thú y tại 2 chốt kiểm dịch  (18/9/2018)  
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu khắc phục dứt điểm hiện tượng bùn đen trên biển Quy Nhơn  (18/9/2018)  
Tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân  (18/9/2018)  
Chưa phát hiện thu tiền điện giá cao hơn quy định  (18/9/2018)  
Xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn): Ðời sống khó khăn vì thiếu nước sản xuất  (17/9/2018)  
Quản lý thu thuế xây dựng nhà ở tư nhân  (17/9/2018)  
Kiến nghị Bộ Giao thông “đòi” lại 75,01% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn bán sai pháp luật  (17/9/2018)  
Chứng nhận và công bố hợp quy các sản phẩm VLXD: Chậm nhất đến hết năm 2018  (17/9/2018)  
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN - XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang