• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Kinh tế

Xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản 7 tháng tăng hơn 26%

Bộ NN&PTNT cho biết, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản ước đạt trên 53,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu (XK) ước đạt 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu (NK) ước khoảng 24,7 tỷ USD, tăng 42,8%; xuất siêu khoảng 3,9 tỷ USD, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cao su tăng hơn 73% giá trị trong 7 tháng đầu năm - Ảnh minh họa

Trong tháng 7, kim ngạch XK ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 26,7% so với tháng 7/2020, giảm 9,5% so với tháng 6.2021. Theo thống kê, giá trị XK nhóm nông sản chính ước đạt 1,8 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 1,41 tỷ USD, thủy sản đạt 800 triệu USD và chăn nuôi đạt 44,1 triệu USD.

Tính chung 7 tháng, kim ngạch XK nông lâm thủy sản ước đạt 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với 7 tháng/2020. Trong đó, XK nhóm nông sản chính ước đạt trên 12,2 tỷ USD, tăng 15,1%; lâm sản chính đạt khoảng 10,2 tỷ USD, tăng 54,0%; thủy sản đạt trên 4,9 tỷ USD, tăng 12,0%; chăn nuôi ước đạt 254 triệu USD, tăng 16,0%.

Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm, nhiều sản phẩm và nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm cao su, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế,…

Trong đó, cao su, nhóm hàng rau quả, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu, cụ thể: Cao su (tăng 33,6% khối lượng, tăng 73,6% giá trị), hạt điều (tăng 21,4% khối lượng, tăng 14,0% giá trị), sắn và sản phẩm từ sắn (tăng 10,3% khối lượng, tăng 24,1% giá trị).

Riêng hồ tiêu dù khối lượng XK giảm (đạt 182.000 tấn, giảm 1,3%) nhưng nhờ giá XK bình quân tăng nên giá trị XK vẫn tăng (đạt 599 triệu USD, tăng 49,8%).

Những mặt hàng khác tăng giá trị chủ yếu nhờ khối lượng như: Sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm, quế.

Trong tháng 7 có 3 mặt hàng giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu, gồm: Cà phê ( giảm 9,3% khối lượng, giảm 1,7% giá trị), gạo (giảm 10,6% khối lượng và giảm 0,6% giá trị), chè (giảm 4,5% khối lượng và giảm 0,3% giá trị).

Giá xuất khẩu bình quân 7 tháng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng: Hồ tiêu đạt 3.292,9 USD/ tấn (tăng 51,8%), cao su đạt 1.677,4 USD/tấn (tăng 30,0%), gạo đạt 541,5 USD/tấn (tăng11,2%), cà phê đạt 1.840 USD/tấn (tăng 8,3%), sắn đạt 255,3 USD/tấn (tăng14,1%), chè đạt 1.655,3 USD/tấn (tăng 4,4%).

Riêng giá XK hạt điều đạt 6.092 USD/tấn (giảm 6,1%).

Về thị trường XK, ước tính giá trị XK nông, lâm, thủy sản 7 tháng đầu năm của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 42,0% thị phần), châu Mỹ (31,0%), châu Âu (11,0%), châu Phi (1,9%), châu Đại Dương (1,5%).

Thị trường XK lớn nhất là Mỹ, đạt trên 8,2 tỷ USD (chiếm 28,9% thị phần), trong đó kim ngạch XK nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 72,2% tỷ trọng kim ngạch XK nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, gần 5,5 tỷ USD (chiếm 19,2% thị phần) với kim ngạch XK nhóm rau quả chiếm tới 26,9% tỷ trọng kim ngạch XK nông, lâm, thuỷ sản; thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt trên 1,9 tỷ USD (chiếm 6,8%) và XK nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 42,9% giá trị XK nông, lâm, thuỷ sản); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị XK đạt trên 1,2 tỷ USD (chiếm 4,3%) và XK nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 44,2% giá trị XK nông, lâm, thuỷ sản). 

Về NK, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch NK các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản ước khoảng 24,7 tỷ USD, tăng 42,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Đỗ Hương (Chinhphu.vn) 

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Vụ Hè Thu 2021: Thắng lợi trong tầm tay  (3/8/2021)  
Chuyện trồng rau an toàn ở Vĩnh Sơn  (3/8/2021)  
Hoài Ân đầu tư hơn 43 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới  (3/8/2021)  
Thực hiện “chặt trong chặt ngoài” tại các khu công nghiệp  (3/8/2021)  
Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại cảng cá Tam Quan  (2/8/2021)  
Hoàn thuế 1.200 tỷ đồng cho người nộp thuế  (2/8/2021)  
Miễn, giảm phí giao dịch ngân hàng cho tất cả giao dịch  (2/8/2021)  
Quả sấu đông lạnh Việt Nam được bán 18 AUD/kg tại Australia  (2/8/2021)  
Ngư dân ít ra khơi khai thác do nguy cơ lỗ tổn lớn  (2/8/2021)  
Tin vắn  (2/8/2021)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang