• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

Nguồn gốc của “chả”

Chả là một trong những món ăn thân thuộc của người Việt. Ở Bình Định ta, nem chả chợ Huyện, chả ram tôm đất, chả cá là những đặc sản được nhiều người yêu thích.

Về nguồn gốc của từ chả, hầu hết trong chúng ta đều nghĩ đây là một từ thuần Việt, bởi chả là tên gọi của một món ngon gắn bó từ lâu đời với người Việt ta. Nhưng thật ra, chả lại là một từ Việt gốc Hán. Nó bắt nguồn từ chữ chá (bộ hỏa, liên quan đến lửa), có nghĩa “cá, thịt nướng; chả” (chữ này có một âm đọc khác là chích; và với âm đọc này, nó mang nghĩa “quay, nướng”). Sự chuyển đổi giữa chá ↔ chả chẳng qua là một bước thay đổi ngắn giữa thanh sắc ↔ thanh hỏi. Hiện tượng chuyển hóa giữa hai thanh điệu này ta còn gặp trong rất nhiều trường hợp, chẳng hạn: chỉ ↔ giấy, chủng ↔ giống, trảm ↔ chém, trản ↔ chén…

Trong tiếng Việt có từ khoái trá, cũng có thể viết khoái chá. Tìm về nguồn gốc của từ này, nhiều người cho rằng khoái là “thích, sướng” (bộ tâm, như trong sảng khoái) nhưng thật khó để giải thích được chá/ trá có nghĩa là gì. Thực ra, từ này viết đúng phải là khoái chá. Đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ hai chữ quái chá trong tiếng Hán. Trong đó, quái thuộc bộ nhục (liên quan đến thịt), có nghĩa là “thịt thái nhỏ, nem”. Quái còn có một âm đọc khác là khoái, nên ta mới có từ khoái chá. Khoái là “nem” đi với chá là “chả” thành từ ghép đẳng lập khoái chá tương đương với nem chả trong tiếng Việt thì còn gì đẹp bằng! Từ nghĩa cụ thể “nem chả”, khoái chá mở rộng nghĩa theo phương thức hoán dụ để mang nghĩa “món ngon”, rồi mở rộng nghĩa theo phương thức chuyển từ loại để mang nghĩa tính từ “có cảm giác rất thích thú”.

Tiếng Việt còn có từ khoái khẩu. Nhiều người cho rằng, từ này có nghĩa “sướng miệng” (chữ khoái bộ tâm vừa nêu trên). Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, khoái khẩu là dạng rút gọn của tổ hợp khoái chá nhân khẩu trong tiếng Hán, có thể hiểu là “làm cho ngon miệng người ta [như được ăn nem, ăn chả]”. Trong tiếng Việt, khoái khẩu có nghĩa “có cảm giác thích thú khi ăn một món ăn nào đó” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 2003, tr.504)

Th.S PHẠM TUẤN VŨ

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ôn tập trên truyền hình cho học sinh lớp 9 và 12  (24/2/2020)  
Học sinh không phải học bù thứ 7, Chủ nhật  (24/2/2020)  
Ba đại học Việt Nam lọt tốp trường tốt nhất các nền kinh tế mới nổi  (19/2/2020)  
Trường ĐH Quy Nhơn tuyển sinh 4.800 chỉ tiêu  (18/2/2020)  
Hỗ trợ vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS về giáo dục: Thêm thuận lợi, tiện nghi cho thầy và trò  (18/2/2020)  
Cái khó không bó được cái chữ  (18/2/2020)  
Về một chữ “dịch”  (18/2/2020)  
Dự kiến 10 đối tượng thí sinh được xét tuyển thẳng đại học  (18/2/2020)  
Trường học đầu tiên ở Sài Gòn cho sinh viên nghỉ học đến hết tháng 3  (18/2/2020)  
Tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2  (15/2/2020)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang