• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

Chữ “niêm” là chữ “niêm” nào…

Tiếng Việt có từ niêm với nghĩa “dán, dán kín lại”. Đây là một từ gốc Hán, bắt nguồn từ chữ niêm (bộ mễ hoặc bộ thử, đều liên quan đến gạo, nếp), có nghĩa là “chất keo, chất dính, dán vào”. Đây cũng là chữ niêm trong niêm phong (phong thuộc bộ thốn, nghĩa “gói lại”), niêm yết (yết bộ thủ, nghĩa “dựng lên, vạch ra, tỏ ra cho biết”). Chữ niêm này cũng xuất hiện trong các từ niêm dịch (dịch nhầy), niêm mạc (màng nhầy). Ở đây, niêm với nghĩa “nhầy” bắt nguồn từ nét nghĩa “chất keo” là chất có tính “dẻo, nhầy, dính”.

Trong thơ Đường luật, có khái niệm niêm. Chẳng hạn, ở thể thất ngôn bát cú, tiếng thứ 2 của các dòng 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 phải cùng một thanh (cùng bằng hoặc cùng trắc). Người ta gọi đó là niêm, tức “phép dính nhau”. Không tuân thủ điều này bị gọi là thất niêm, tức “mất đi sự kết dính”.

Bên cạnh niêm bộ mễ (hoặc bộ thử), còn có chữ niêm bộ thủ (liên quan đến hoạt động của tay), nghĩa là “dùng ngón tay cầm lấy”. Chữ này ta gặp trong câu niêm hoa vi tiếu (vi: nhỏ, tiếu: cười; tạm dịch là “cầm hoa cười mỉm”). Đây là điển có nguồn gốc nhà Phật, bắt nguồn từ giai thoại Đức Phật một hôm thay vì thuyết pháp như mọi ngày thì lại cầm cành hoa đưa lên mà không nói gì cả. Đại chúng ngơ ngác chưa kịp hiểu gì thì ngài Ma-ha Ca-diếp đã mỉm cười. Thế Tôn liền nói: “Ta có chánh pháp vô lượng trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy tỳ kheo, cũng như Như Lai là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh”. Theo nhà Phật, niêm hoa vi tiếu biểu thị cho “pháp môn lấy tâm truyền tâm, một pháp môn siêu ngôn ngữ, siêu văn tự”.

Trong nhà Phật còn có thuật ngữ niêm hương (hay niêm hương bạch Phật) nghĩa là “cầm cây hương”, hay “dâng hương [lên để] bạch trình [với] Phật”. Nhiều người (thậm chí cả trên báo chí) nhầm là niệm hương. Niệm thuộc bộ tâm, nghĩa là “đọc, tụng” (niệm kinh), “nhớ nghĩ đến” (niệm Phật). Niệm hương là “đọc cây nhang/ nhớ đến cây nhang” thì thật vô lý.

Th.S PHẠM TUẤN VŨ

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Cân nhắc lùi thời gian tựu trường  (16/6/2020)  
Ôn thi vào lớp 10 THPT: Ôn tập chu đáo, tư vấn cặn kẽ  (15/6/2020)  
Nhiều lưu ý quan trọng trong xét tuyển ĐH, CĐ năm nay cho thí sinh  (15/6/2020)  
Thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ hôm nay  (15/6/2020)  
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục phổ thông 2018: Ưu tiên cho lớp 1  (12/6/2020)  
Đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1  (12/6/2020)  
Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng  (11/6/2020)  
Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT Tuy Phước  (10/6/2020)  
Sách giáo khoa lớp 1 mới phải đến tay học sinh trước ngày 15.8  (10/6/2020)  
Trường THPT Trần Cao Vân: Những bước tiến bất ngờ  (10/6/2020)  
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN - XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang