• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

Lợi ích của vắc xin cúm mùa

Cúm là một bệnh nhiễm trùng do vi rút cúm tấn công vào cơ thể con người. Các triệu chứng thường gặp gồm ho, đau họng và sổ mũi. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Bệnh cúm thông thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già, sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn. Do đó, tiêm vắc xin phòng cúm mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm và đơn giản nhất.

Tiêm phòng cúm không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản thân, mà còn cho gia đình và cộng đồng. Đặc biệt là bảo vệ sức khỏe cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi; người trên 65 tuổi; người mắc các bệnh lý mạn tính như: Hen, viêm phổi, tim mạch, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch do điều trị hoặc do mắc HIV/AIDS, suy thận. Đồng thời, tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ mang thai đem lại lợi ích gấp đôi, khi có thể bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm cho đến khi trẻ có thể chủng ngừa cúm lần đầu tiên lúc 6 tháng tuổi. Ngoài ra, những phụ nữ sau khi sinh con vẫn chưa được tiêm ngừa vắc xin cúm trong thời gian thai kỳ cũng nên đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh cúm mùa và thường xuyên trực tiếp chăm sóc con nhỏ có thể lây nhiễm vi rút cúm sang cho bé.

Phản ứng phụ thường gặp nhất của vắc xin chủng ngừa cúm (đối với cả trẻ em và người lớn) là đau tại chỗ được tiêm. Trẻ em, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm vi rút cúm, có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 ngày.

Vắc xin ngừa cúm thường có hiệu lực bảo vệ rất cao, lên đến trên 90%. Hiệu lực bảo vệ của vắc xin cúm kéo dài trong 1 năm vì các loại vi rút cúm thường có tính đột biến và thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo chu kỳ năm. Do vậy, người dân nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhằm đảm bảo sự tương đồng giữa chủng vi rút cúm đang lưu hành với chủng vi rút cúm có trong vắc xin.    

THU PHƯƠNG (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Bộ Y tế yêu cầu xác minh thông tin tiêm chủng Covid-19 cho người dân  (22/10/2021)  
Hơn 700 mẫu thử nghiệm vắc xin COVIVAC giai đoạn 2 đã được gửi sang Canada  (18/10/2021)  
Nâng cao thể trạng, chiến thắng Covid-19  (17/10/2021)  
Bệnh võng mạc đái tháo đường: Nhận diện và phòng ngừa  (17/10/2021)  
Giữ cho lá gan khỏe mạnh  (17/10/2021)  
Ngành Y tế thi đua phòng, chống và dập tắt đại dịch Covid-19  (17/10/2021)  
Bình Định sẽ tiếp nhận 200 nghìn liều vắc xin Vero Cell và 93.600 liều Pfizer  (17/10/2021)  
Các địa phương phải chuẩn hóa dữ liệu tiêm chủng trước ngày 1.11.2021  (16/10/2021)  
Trẻ em sắp được tiêm vắc xin Covid-19  (12/10/2021)  
Đảm bảo an toàn cho lực lượng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch  (10/10/2021)  
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
MerryLand Quy Nhơn là dự án tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp được phát triển bởi tập đoàn Hưng Thịnh tại phía Nam bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn, Bình Định
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN - XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang