• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

EU sẽ cấm nhiều loại hóa chất độc hại có trong đồ gia dụng

EC công bố kế hoạch thiết lập danh sách các hợp chất độc hại có trong tã lót, PFAS có trong hộp bánh pizza hoặc chất PVC trong giày dép để cấm hoàn toàn việc sử dụng chúng.

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: lesoir.be)

Nhiều chất hóa học có trong các đồ gia dụng và có hại cho sức khỏe sẽ bị Liên minh châu Âu (EU) cấm lưu hành.

Theo phóng viên, trong báo cáo thường niên về những chất nguy hiểm gây hại cho sức khỏe con người được Ủy viên châu Âu phụ trách tư pháp Didier Reynders công bố ngày 25.4 ở Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch thiết lập danh sách các hợp chất độc hại có trong tã lót, PFAS (những chất hóa học không có trong tự nhiên) có trong hộp bánh pizza hoặc chất PVC trong giày dép để cấm hoàn toàn việc sử dụng chúng.

Đây là những hóa chất cực kỳ phổ biến nhưng có hại cho sức khỏe.

Báo cáo nêu chi tiết các hạn chế trong tương lai, trong khuôn khổ quá trình xem xét rộng rãi luật hóa chất của EU, hiện đang được đàm phán giữa EC và các quốc gia thành viên, nhắm mục tiêu vào các chất có hại nhất cho sức khỏe con người và môi trường.

Theo ông Didier Reynders, công việc “rất tiến triển” đối với 6 dòng hóa chất được Cơ quan hóa chất châu Âu (ECHA), Mỹ và EC kiểm tra nhằm hướng tới một dự án cấm dần các chất này, ngay cả trước khi thông qua một phương pháp mới về quản lý hóa chất ở EU, dự kiến sẽ được áp dụng từ năm 2025.

Những chất bị cấm bao gồm nhóm PVC (polyvinyl clorua), loại nhựa không thể tái chế dễ dàng, được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm như đồ chơi, bao bì thực phẩm, dệt may, giày dép, đồ nội thất, v.v., cũng như các chất phụ gia của chúng, bị cáo buộc là liên quan đến ung thư hoặc béo phì.

Nhiều chất khác, chẳng hạn như PFAS (chất per- và polyfluoroalkyl), có trong bao bì thực phẩm (hộp bánh pizza...), sơn, vecni hoặc chất phủ, tích tụ trong cơ thể trong quá trình con người sử dụng chúng.

Các nhóm chất khác được nhắm đến là các chất chống cháy có trong nệm, quần áo, ghế ôtô... và tất cả các chất được xếp vào loại gây ung thư, gây đột biến hoặc độc hại cho sinh sản (CMR) xuất hiện trong các sản phẩm dành cho trẻ em, đặc biệt là tã lót.

Tất cả các chất bisphenol, được sử dụng trong sản xuất đồ nhựa và hộp đựng thực phẩm, cũng được quan tâm và được coi là chất gây rối loạn nội tiết.

EC nhấn mạnh kế hoạch này nhắm mục tiêu đến toàn bộ các dòng linh kiện được  sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, chuyên dụng và tiêu dùng.

Hiện hàng nghìn hợp chất hóa học được coi là nguy hiểm cũng như có hại nhất khiến Cục môi trường châu Âu (EEB) đẩy nhanh việc thiết lập danh sách các chất bị cấm, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030.

Theo Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Bình Ðịnh đạt hiệu quả rất cao trong phòng chống sốt rét  (24/4/2022)  
“Siêu thực phẩm” mới - bột chuối xanh  (24/4/2022)  
Lưu ý phòng bệnh sởi trong mùa dịch Covid-19  (24/4/2022)  
Hội nghị khoa học mạng lưới chấn thương chỉnh hình - lần thứ 24 tại Quy Nhơn  (23/4/2022)  
Thận trọng, chu đáo, phối hợp chặt chẽ  (22/4/2022)  
Quản lý ngoại trú Hen - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại BVĐK tỉnh  (22/4/2022)  
An toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu  (22/4/2022)  
Trẻ chưa tiêm phòng có nguy cơ nhập viện cao gấp 2 lần nếu mắc Omicron  (22/4/2022)  
Phụ nữ mắc “Covid-19 kéo dài” có nhiều triệu chứng hơn nam giới  (21/4/2022)  
Thu hồi 4 loại thuốc điều trị tăng mỡ máu chống chỉ định với người châu Á  (20/4/2022)  
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN - XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang