• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
Thứ Bảy, 10/05/2025, 12:44 (GMT+7) EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật
Thứ Ba, 26/03/2019, 07:25 (GMT+7)

Tiễn biệt một ông già hồn hậu, hay cười

Dịch giả Trà Ly tên thật là Phan Trọng Cầu, sinh năm 1941, quê xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc. Năm 1962, học tại Ðại học Sư phạm I Hà Nội. Giai đoạn từ năm 1965 đến 1975 ông dạy tại Trường Học sinh miền Nam.

Từ năm 1975 đến 1987 ông làm việc tại Ty Giáo dục Nghĩa Bình.

Từ năm 1987 đến 1991 ông là Phó Giám đốc NXB Tổng hợp Nghĩa Bình.

Từ năm 1991 đến 2002 ông là Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội VHNT Bình Ðịnh.

Ông được trao 3 giải A và 1 giải B, Giải thưởng Ðào Tấn - Xuân Diệu.

Chỉ đâu vài ngày trước thôi, bạn văn còn thấy ông mỉm cười chuyện trò, nắm tay hỏi han, còn nghe ông kể về những câu chuyện, tác phẩm mà ông đã dịch và đang chuyển ngữ. Thẳm sâu trong đôi mắt ông ấm áp là tình yêu cuộc sống dâng tràn, mọi người đều nghĩ ông còn trường lực lắm, nhất là trong vai trò một dịch giả.

Ấy vậy mà! Thật bất ngờ, khi hôm qua, đêm 24.3, tôi sững sờ khi nghe tin đồng nghiệp nhắn gửi: Anh ơi, bác Trà Ly đã đi rồi…

Tôi chỉ mới biết đến ông vài năm gần đây bởi ông là thế hệ gạo cội trong giới văn chương Bình Định. Nhắc đến Trà Ly là người ta sẽ nhớ ngay đến một người có tính tình điềm đạm, từ tốn, đặc biệt ông chịu khó lắng nghe, dù người đối diện có trẻ đến đâu. Ở kênh giao tiếp nào, ông cũng bình dị, cũng lấy sở học của mình mà ôn tồn trò chuyện rất đỗi gần gụi. Có lẽ cũng vì thế mà ông viết được khá nhiều tác phẩm cho trẻ em. 

Năm 1955 ông tập kết ra Bắc, tốt nghiệp Khoa Văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, rồi dạy Trường Học sinh miền Nam. Năm học 1967 - 1968 chiến tranh ác liệt nên trường sơ tán sang Trung Quốc. Ở đây, nhờ thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với người bản địa, dần dần vốn tiếng Trung của ông đầy đặn lên và ông thêm yêu thích ngoại ngữ này. Cũng bắt đầu khoảng thời gian đó, ông thêm quyết tâm học tiếng Trung và chuyển ngữ tác phẩm văn học tiếng Trung.

Chủ yếu là mày mò tự học nên ông gặp không ít khó khăn. Ông không giấu diếm những khó khăn mà mình gặp phải trong việc chuyển ngữ. Tôi còn nhớ, có lúc chuyện trò với tôi cùng nhiều bạn văn, ông kể rằng hồi đầu mới bắt tay vào dịch, vất vả lắm, ông phải đánh vật với từng con chữ. Nhưng với sự kiên trì, bền bỉ, và lòng quyết tâm, dần dà ông đã có thể sử dụng tiếng Trung để dịch văn học. Hơn chục đầu sách do ông chuyển ngữ được các NXB Kim Đồng, Văn học, Trẻ ấn hành; hàng loạt truyện ngắn dịch, đăng ở nhiều tờ báo, tạp chí như báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, Văn nghệ công an, Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, như một ấn chứng cho khả năng dịch thuật của ông.

Có lúc tôi hỏi ông, bác gửi cộng tác các báo như thế nào? Ông cười đôn hậu, bảo rằng mình cũng như bao cộng tác viên khác, xưa thì gởi đường thư tín, sau này thì gửi bằng thư điện tử e-mail và chờ đợi. Có báo mình kiên trì gửi năm bảy lần. Họ đọc, thấy được rồi đăng. Về sau nhiều tờ báo chủ động gọi mình, để “đặt hàng”. Tiếp xúc với ông, dễ thấy sự mộc mạc, gần gũi của một tâm hồn nghệ sĩ. Thời gian đầu tiên khi được làm quen với ông, tôi vẫn hay băn khoăn vì lẽ ông tịnh không một chút quan cách dù bước ra từ chốn quan trường. Chẳng gì thì ông cũng từng làm đến Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội VHNT. Nhưng Trà Ly trong trí nhớ của tôi luôn là một ông già hồn hậu, hay cười và chân tình.

Tác phẩm cuối cùng sinh thời Trà Ly đã đưa đến với công chúng.

Ông khiêm tốn, ham học hỏi và rất cần mẫn, tỉ mỉ trong công việc. Ông cũng là người hay sáng tác thơ, những câu thơ đầy chiêm ngẫm trĩu nặng nỗi người, nỗi đời. Thỉnh thoảng Trà Ly cũng viết văn. Nhưng khi nhắc đến ông, người ta vẫn nhớ ông với vai trò một dịch giả. Từ năm 1986 đến năm 2017, ông đã xuất bản 14 tác phẩm dịch. Trong đó, có những tác phẩm dày dạn như tiểu thuyết Bạch Lộc Nguyên (nguyên tác Trần Trung Thực), tiểu thuyết Con quạ (nguyên tác Cửu Đan), tập truyện ngắn Con mèo trong mưa (của 24 nhà văn nổi tiếng trên thế giới)…

Năm vừa rồi, 2018, ông tặng tôi tập truyện dịch dành cho thiếu nhi Đi tìm bà ngoại. Tập sách gồm hai câu chuyện thiếu nhi: Đi tìm bà ngoại của Water Macken và Chuyện kể của chú ngựa Đen của Anna Sewell. Tôi khá bất ngờ, vì nếu các đầu sách trước của ông được dịch từ tiếng Trung thì tập truyện thiếu nhi này là tập sách đầu tiên được ông dịch từ nguyên bản tiếng Anh.

Ông tâm sự, cũng như học tiếng Trung, ông tự mày mò học tiếng Anh. Ông nói, mình lớn tuổi, quỹ thời gian cũng kha khá nên có điều kiện để làm dày thêm vốn ngoại ngữ và dịch những truyện mà mình thích. Thế rồi ông kể lại, ngày xưa để học tiếng Anh, ông đã từng dày công chép tay quyển từ điển Việt - Anh 300 trang của Lê Bá Kông. Bẵng một thời gian, những năm gần đây ông tập trung học lại. Vất vả nhưng khi biết thêm nhiều từ vựng, lại thấy vui. Nhất là nhờ việc tự học ấy, mà ông đã tiếp cận được nhiều nguyên tác của các nước bạn.

Con người tận tâm vì công việc, luôn cố gắng trau dồi sở học của mình dù tuổi cao ấy đã rời “cõi tạm”. Rồi ai cũng về cõi ấy vĩnh hằng, nhưng hẳn rằng, với dịch giả Trà Ly, ông sẽ còn được nhiều người nhắc nhớ, vì tài năng, nhân cách của mình.

VÂN PHI - THẢO KHUY

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Vũ điệu trên sông  (24/3/2019)  
Những nghệ nhân nặng lòng với di sản văn hóa  (24/3/2019)  
Ngăn chặn lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để truyền bá mê tín dị đoan, trục lợi  (22/3/2019)  
Bác Năm “văn nghệ”  (21/3/2019)  
Thực hư thông tin An Giang cấm biểu diễn ca khúc 'Đất nước lời ru'  (21/3/2019)  
Tuy Phước: Ngư dân thôn Bình Thái tổ chức lễ hội cầu ngư  (21/3/2019)  
Khởi động “Cuộc thi Tiếng hát ASEAN + 3” năm 2019  (21/3/2019)  
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào cuộc vụ việc ở chùa Ba Vàng  (21/3/2019)  
Trình UNESCO hồ sơ "Nghệ thuận Xòe Thái" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm"  (20/3/2019)  
Kỷ niệm 66 năm Ngày Điện ảnh Việt Nam  (19/3/2019)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang