Người thờ Bác Hồ trong vùng địch
16:5', 19/5/ 2004 (GMT+7)

Câu chuyện về bà Võ Thị Đời - người thờ Bác Hồ trong vùng địch từ năm 1968 đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng, được nhân viên của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh kể lại rất ngắn gọn nhưng đầy đủ.

Bàn thờ Bác Hồ của bà Đời

Trước đây, gia đình bà là cơ sở cách mạng ở Sài Gòn. Năm 1968, cơ sở ở gia đình bà bị lộ, chạy về Quy Nhơn sinh sống. Đến năm 1969, nghe tin Bác mất, gia đình bà rất đau buồn. Bà Đời viết hai bài vị để thờ Bác trên gác xép của nhà bà. Hai bài vị này có dòng chữ lớn, nội dung là thờ Phật bà Quan âm và La Sơn Thánh Mẫu. Hai dòng chữ hai bên có ghi là Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc. Ngụ ý của bà là thờ Bác Hồ. Bài vị này trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt bà đã bí mật thờ Bác Hồ trên gác xép của nhà bà. Sau ngày giải phóng, năm 1989, nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, bà đã đem hai bài vị này đến tặng cho Bảo tàng, thể hiện tình cảm của người dân Bình Định đối với Bác Hồ.

Bà Đời đang sống ở số nhà 160 đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Quy Nhơn. Khi chúng tôi đến, bà Đời đang ngồi trên một chiếc giường cũ. Mặc dù bà đã 96 tuổi, là một trong những người cao tuổi nhất khu vực nhưng trông bà vẫn còn mạnh khỏe, phương phi. Bà Võ Thị Nhâm, cháu kêu bà bằng cô ruột năm nay đã 63 tuổi, ngồi bên bảo: "Trông vậy nhưng bà đau ốm luôn. Tháng 10 năm ngoái, bà đau nặng suốt hai tháng liền, tưởng là không qua khỏi. Bây giờ tai bà nặng lắm rồi, mắt lại kém". Bà Đời giờ vẫn tự đi lại được nhưng tắm rửa, gội đầu thì phải nhờ đến bà Nhâm. Mỗi bữa bà Đời ăn được lưng chén. Hai bữa gộp lại mới được một chén đầy. Hàng xóm bảo mấy năm trước bà còn minh mẫn lắm.

     Bà Võ Thị Đời

Tôi hỏi chuyện ngày xưa, bà kể nhưng lúc nhớ lúc quên. Hai năm trở lại đây, bà không còn được minh mẫn. Thế nhưng khi tôi hỏi về quá trình thờ Bác Hồ trong lòng địch thì bà kể rành rọt. "Hồi đó, bọn chúng (giặc) đi lùng dữ lắm. Thấy ai treo ảnh Bác Hồ, thờ Bác Hồ là chúng bắt. Tui đặt bài vị thờ Bác lên trang thờ, treo cao, lại có bát nhang to che khuất. Ai có hỏi thì tui nói là thờ ông, thờ Phật bà. Nhưng thiệt ra là tui thờ Bác Hồ. Trang thờ Bác vẫn còn, ở trên gác xép đó. Cô lên xem". Bà Nhâm ở với cô từ trước năm 1968, nói thêm vào: "Hồi đó, cô tui thờ Bác Hồ mà tui đâu có biết. Chỉ thấy bài vị bằng chữ Hán. Hỏi thì cô bảo thờ Phật".

Bà Đời có chồng nhưng không có con, bà nuôi bà Nhâm từ lúc còn nhỏ. Bà Nhâm có chồng nhưng cũng không có con. Chồng bà mới mất năm ngoái. Hiện nay hai cô cháu, một người 96 tuổi, một người 63 sống chung với một đứa cháu mới từ Gia Lai xuống Quy Nhơn ôn thi đại học. Bà không có khoản thu nhập nào ngoài nguồn thu từ cái quán nhỏ bày trước nhà. Quán chỉ lèo tèo vài gói bánh, kẹo cho bọn trẻ, than, nước tương, xì dầu... và rất ít khách vì lòng đường trước nhà bà đã bị chiếm dụng. Người ta ngại vào. "Một ngày kiếm được chục ngàn là mừng rồi. Hai người già ăn uống là bao. Chỉ ngặt là cô tôi hay đau ốm" - bà Nhâm bảo thế.

. Thu Hà

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội Bình Định tại diễn đàn Quốc hội khóa XI  (18/05/2004)
Cây đại thụ của đường Hồ Chí Minh  (18/05/2004)
Thi tốt nghiệp tiểu học năm học 2003-2004: Vì Luật nên... phải thi  (18/05/2004)
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục, nghĩ về nền giáo dục hiện nay   (17/05/2004)
Để trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng   (17/05/2004)
Chuyện ghi ở Trung tâm giáo dục lao động - xã hội Bình Định  (16/05/2004)
Những người sống cạnh… người chết  (14/05/2004)
Công nhân nhảy xưởng  (13/05/2004)
Thông tin thêm về vụ một học sinh tự tử tại An Lão: Tiếng nói của những người trong cuộc   (12/05/2004)
Công tác quy hoạch cán bộ: Những kết quả bước đầu   (12/05/2004)
Lấn chiếm đất đai ở Phú Hậu - S.O.S  (11/05/2004)
An toàn giao thông đường thủy: Còn quá nhiều nỗi lo!   (10/05/2004)
Một công dân ở Cát Chánh bị đánh "hội đồng"   (10/05/2004)
Công An Bình Định mang niềm vui lên với bản làng   (09/05/2004)
Cần làm rõ trách nhiệm của ông hiệu trưởng   (09/05/2004)