Điện ảnh Việt Nam năm 2002: bứt phá nhưng chưa về đích !

Năm 2002 đã khép lại, các Hãng phim đều “về đích” đúng như kế hoạch. Hãng phim hoạt hình có 10 phim về đề tài mới. Phim tài liệu cũng khá xuất sắc. Riêng mảng phim truyện đã “bước chân” vào cuộc sống hiện đại, sôi động với nhiều tìm tòi khám phá mới như : Vua bãi rác, Gái nhảy, Lưới trời lồng lộng, Của rơi.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, trong các bộ phim “xuất xưởng” vào năm 2002 không có bộ phim nào nổi trội hẳn lên mà chất lượng các phim khá đồng đều, nhưng đã để lại dấu ấn chung. Dường như các nhà làm phim đã “rứt bỏ” được quá khứ với những: ký ức, hồi ức, hoài niệm về chiến tranh và hậu chiến vốn là những điểm yếu mang tính cố hữu của điện ảnh nước nhà để đến với cuộc sống đương đại. Vua bãi rác, Gái nhảy đi vào phản ảnh cuộc sống, số phận, niềm tin, ước vọng của những con người được xem là bần cùng và tha hoá nhất xã hội. Lưới trời lồng lộng phản ánh cuộc đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng cam go, quyết liệt và sự tha hoá của một bộ phận cán bộ có chức quyền. Của rơi đề cập đến sự chảy máu, lãng phí chất xám trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước hôm nay… Đây đều là những vấn đề nhức nhối của xã hội. Có duy nhất một phim về đề tài chiến tranh là Hà Nội 12 ngày đêm. Nhưng với sự góp mặt của những cây biên kịch xuất sắc như: Hữu Mai, Thiên Phúc, Nguyễn Thị Hồng Ngát, đạo diễn Bùi Đình Hạc và một dàn diễn viên đang được công chúng rất ái mộ như: Quốc Tuấn, Mai Thu Huyền, Chiều Xuân… đã gây được ấn tượng cho cả giới chuyên môn và công chúng. Hà nội 12 ngày đêm là bộ phim sử thi hoành tráng và hoàn mỹ nhất của ĐAVN từ ngày ra đời đến nay. Bộ phim có nhiều nét mới, đặc biệt là ở ngôn ngữ thể hiện đã kết hợp được một cách nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ điện ảnh tư liệu và điện ảnh phim truyện, được xem là một xu thế phát triển mới mang tính cách tân trong nghệ thuật điện ảnh. Với việc tìm đến kỹ xảo vi tính và âm thanh surruond, Hà Nội 12 ngày đêm còn mở ra một “tiền lệ” mới để ĐAVN tìm đến với công nghệ làm phim hiện đại (vốn đang còn là con số không).

ĐAVN năm 2002 có bứt phá nhưng đích đến thì chưa. Sở dĩ phải nói như thế là vì các bộ phim của năm vừa qua có chất lượng khá nhưng cũng chưa được công chúng nhiệt tình đón nhận như Đời cát, Bến không chồng của những năm trước. Tại các rạp vẫn còn vắng bóng phim Việt Nam và có chiếu đi chăng nữa thì cũng hắt hiu người xem. Nguyên do xuất phát từ sự yếu kém và đầu tư chưa đúng mực của khâu quảng cáo, tiếp thị phim. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì ĐAVN đang con trong gian đoạn chập chững là quen với phim thị trường thì làm sao có thể cạnh tranh nổi với các bộ phim của những nền điện ảnh có tiền đầu tư lớn và bề dày kinh nghiệm lăng-xê. Song, chúng ta cũng cần phải rút kinh nghiệm cho những năm tới. Hơn nữa, ngoài Vua bãi rác đem lại cho diễn viên Võ Hoài Nam giải Diễn viên trẻ xuất sắc nhất Liên hoan phim Châu á- Thái Bình Duơng ra các phim còn lại chưa may mắn được khoác lên mình những giải thưởng lớn, còn phải chờ đến các kỳ liên hoan trong năm 2003.

Nói về ĐAVN năm 2003, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Cục phó Cục điện ảnh cho hay: Năm 2003, Nhà nước tiếp tục đầu tư cho Cục điện ảnh khoảng 16,5 tỷ đồng. Số tiền này được Cục lập kế hoạch đầu tư cho sáng tác kịch bản, sản xuất khoảng 10 phim hoạt hình, 10 phim tài liệu và cũng bằng ngần ấy phim truyện. Những năm vừa qua, nhờ đầu tư cho sáng tác kịch bản theo 3 hướng: đầu tư chiều sâu, mở trại sáng tác, đầu tư sáng tác nên đã có được những kịch bản khá. Cục điện ảnh đã trao gải cho 37 tác phẩm dự thi sáng tác kịch bản, về đề tài chống tội phạn có: Lột xác, Định mệnh, Những ngày yêu dấu; Đề tài về con người với những thử thách trong cơ chế thị trường và vượt lên số phận để khẳng đinh mình: Tình biển, Chị em không cùng họ; Đề tài hậu chiến: Nước mắt khô, Nếu anh còn được sống, Đường thư, Một khái niệm tình yêu. Như vậy, kịch bản hay sẽ không còn là vấn đề phải lo lắng và quá nan giải.
 

Hà Tâm

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trải mùa xuân trên sàn diễn  (21/02/2003)
Quân tình báo của vương triều Tây Sơn  (21/02/2003)
Nguyễn Văn Cường - cầu thủ già nhất V-League   (21/02/2003)
Cuộc đối đầu của các cầu thủ Thái Lan trên Đất võ   (21/02/2003)
Nghe tiếng đàn của Richard Clayderman  (21/02/2003)
“Tân binh” Isawa chơi nổi bật  (28/02/2003)
Bình Định cố thủ hòa với Đà Nẵng  (28/02/2003)
Chọi gà, một thú chơi công phu  (28/02/2003)
Huỳnh Đức - Minh Quang ai đoạt Quả bóng Vàng?  (28/02/2003)
Bài dự thi “Tình yêu và Sự nghiệp”  (28/02/2003)
Bản hùng ca vang dội mọi thời  (28/02/2003)
Ai về Bình Định  (28/02/2003)
Hãy cứu lấy những ngôi nhà lá mái  (28/02/2003)
Buồn vui cùng thể thao Bình Định năm 2002  (28/02/2003)
Thời gian và cảm xúc mùa   (28/02/2003)