Nỗi nhớ Bác Hồ và tiếng hát mùa xuân

Những ca khúc viết về Bác đều đạt đến độï chín mùi của tấm lòng và thăng hoa bởi tài năng của người nghệ sĩ, nhanh chóng đi vào lòng người và trở thành một phần máu thịt của tâm hồn Việt Nam. Một xuân nữa chúng ta không được nghe thơ chúc Tết của Người, nhưng hình bóng và tình yêu mà Người dành cho toàn dân là điều không thể phai nhòa.

Một trong những ca khúc viết về Bác thường được nhắc đếùn là Trông cây lại nhớ đến Người của Đỗ Nhuận. Nhiều ca sĩ, người dẫn chương trình đã giới thiệu ca khúc này là dân ca Nghệ An một cách vô tư. Sự nhầm lẫn này là một minh chứng hết sức tuyệt vời về sự phổ biến của nó. Trên nền dân ca được chỉnh lí, chất thô mộc, đầm ấm của ca từ dường như đã hòa lẫn vào châùt giọng đậm, ngọt của người xứ Nghệ : “Trông cây tôi lại nhớ đến Người. À ơi… (chừ) rừng bao nhiêu cây mọc tôi lại ơn Người bấy nhiêu…” Cũng những rung động tương tự nhưng nhạc sĩ An Thuyên lại đưa dân ca Nghệ An reo trên cung bậc khác. “Một khúc dân ca sâu lắng quê nhà, đêm sông Lam dạt dào sóng nước .Vọng câu đò đưa tình người mộc mạc bát ngát nhớ thương mà thoảng hương giữa đời”. Nếu ai đã từng nghe NSƯT Thanh Hoa trình bày ca khúc này hẳn sẽ đồng ý :dường như An Thuyên đã cộng hưởng với dân ca xứ Nghệ, chan hòa máu thịt mình vào để hình dung ra tâm tư Bác thời niên thiếu một cách đằm thắm nhất, sâu lắng nhất .

Hầu hết những ca khúc mang chủ đề Bác đều có sự thành công lớn khi sử dụng lợi thế phổ biến của những làn điệu dân ca. Dân ca Nghệ An có Trông cây lại nhớ đến Người của Đỗ Nhuận, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác của An Thuyên. Dân ca Trung bộ có Miền Trung nhớ Bác của Thuận Yến. Dân ca Nam bộ có Miền Nam nhớ mãi ơn Người của Nguyễn Đồng Nai, Vào lăng viếng Bác của Hoàng Hiệp... Đặc biệt là tiếng reo vui của những người con Tây Nguyên: “Mùa xuân đến rồi bản làng ơi, thư Bác Hồ gởi tới non sông đem chiến công vang dội khắp hai miền. Bác Hồ ơi đây là mùa chiến thắng… ”

Dân ca là tiếng nói tâm hồn của một miền đất. Gần nửa thế kỷ qua đã có nhiều ca khúc mới sử dụng làn điệu, âm hưởng dân ca để nói về sự kiện hiện đại. Nhưng viết về một người thì không chủ đề nào lại tập trung và thành công như viết về Bác. Câu trả lời cho hiện tượng này không quá khó – ấy là do dân ta mang nặng lòng kính yêu người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người miền Trung tỏ bày chân thành không một chút màu mè : “Chúng con sinh ra khi nước còn chia cắt nỗi nhớ Bác Hồ dằn dặt đếùn miền Trung. Để sớm nay con đi giữa toàn dân, trong gió Bình Giang hòa theo dấu chân Bác. Đường miền Trung non xanh nước biếc, xin hỏi đường nào Bác đã qua đây , khi Bác tìm đường cứu nước ai hay (Miền Trung nhớ Bác – Thuận Yến). Nếu Chế Lan Viên từng bộc bạch qua những vần thơ : “Lũ chúng ta sống trong giường chiếu hẹp, giấc mơ con đè nát cuộc đời con. Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ ,vạch đường đi cho dân tộc đi theo” thì Thuận Yến lại bày tỏ bằng dân ca. Hầu như tất cả các nhạc sĩ khi hòa âm cho ca khúc này đều phối cho những giọt đàn bầu rải đều và xuyên suốt bài ca. Chính nét nhạc chủ đạo này đã mang lại ấn tượng tấm lòng sâu nặng của người miền Trung với Bác. Người miền Trung nhớ Bác như thế thì dân Nam bộ lại gọi tên Người như tìm đến một niềm tin tất thắng. “Trên cánh đồng miền Nam mây đen bao phủ chân trời khi ca lên Hồ Chí Minh nghe lòng phơi phới niềm vui (Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người –Trần Kiết Tường). Chất ngọt ngào của dân ca Nam bộ đã làm ca khúc như rộng hẳn ra, bàng bạc khắp không gian và mênh mông như lúa đồng Nam bộ. Có nhiều chuyện kể về tấm lòng người dân Nam bộ với Bác: chuyện người Đồng Tháp dựng đình thờ Bác, Mỹ - Ngụy phá hoài không được, chuyện người dân miệt rừng đước Cà Mau lấy ảnh Bác làm tín vật biểu lộ lòng thủy chung với cách mạng … Những câu chuyện ấy không hề cá biệt mà khắp miền Nam đâu đâu cũng có (chẳng phải thế mà ngay cả sách vở nhiều lúc cũng nhầm thơ của Bảo Định Giang là ca dao đấy thôi - Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Rồi một chiều ghé qua bến Nhà Rồng, nhạc sĩ Trần Hoàn đã xúc động mà viết nên ca khúc thật sư thấm đượm chất Nam Bộ : “Ai về Thủ thiêm ai qua Bến Nghé. Ai xuôi ai ngược nhớ ghé bến Nhà Rồng. Chiều về khói tỏa trên sông,lẳng nghe câu hát mà chạnh lòng nước non (Thăm bến Nhà Rồng – Trần Hoàn ). Nhạc sĩ trong ca khúc chỉ hỏi một câu, chỉ boăn khoăn một điều mà đã phả được cái hồn người Nam Bộ dân dã, chất phác vào trong ca khúc. Lúc cập thuyền ai tiễn Người đi hay chỉ một mình khăn gói biệt ly vì nước vì dân. Cũng bằng những chi tiết rất nhỏ như vậy nhưng với sự khai thác độc đáo nhiều ca khúc lớn đã ra đời, điển hình là Đôi dép Bác Hồ của Văn An – “Đôi dép đơn sơ đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ thửơ chiến khu Bác về. Phố phường trận địa nhà máy đồng quê đều in dấu dép Bác về Bác ơi …” Ra đời sau ngày Bác mất, cho đến nay mỗi khi nghe lại ca khúc nhiều người vẫn thấy lòng mình rưng rưng tưởng như Người vẫn còn đâu đây .

Bác của chúng vĩ đại vì nhiều lẽ nhưng lẽ đầu tiên đó là sự vĩ đại của cái bình thường. Sẽ không ai quên cuộc đời bình dị, hết lòng vì dân vì nước của Người, và vì thế khi viết về những điều giản đơn như vậy các nhạc sĩ đã khơi dòng suy tưởng về Bác trong trái tim ta. Những ca khúc viết về Bác sẽ còn xuyên suốt nhiều thời đại bởi lẽ chỉ riêng tên Người đã là cả một bài ca.
 

Bá Phùng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những bà vợ của Hoàng đế Quang Trung  (21/02/2003)
Đa dạng sắc màu báo Tết  (21/02/2003)
Một tục lệ lạ của mùa xuân: Thi đấu dê  (21/02/2003)
Bình Định – Đất thủ môn   (21/02/2003)
Hồn dân tộc rền trong tiếng trống  (21/02/2003)
Điện ảnh Việt Nam năm 2002: bứt phá nhưng chưa về đích !  (21/02/2003)
Trải mùa xuân trên sàn diễn  (21/02/2003)
Quân tình báo của vương triều Tây Sơn  (21/02/2003)
Nguyễn Văn Cường - cầu thủ già nhất V-League   (21/02/2003)
Cuộc đối đầu của các cầu thủ Thái Lan trên Đất võ   (21/02/2003)
Nghe tiếng đàn của Richard Clayderman  (21/02/2003)
“Tân binh” Isawa chơi nổi bật  (28/02/2003)
Bình Định cố thủ hòa với Đà Nẵng  (28/02/2003)
Chọi gà, một thú chơi công phu  (28/02/2003)
Huỳnh Đức - Minh Quang ai đoạt Quả bóng Vàng?  (28/02/2003)