Đà Lạt- Thành phố xanh
16:8', 15/4/ 2005 (GMT+7)

"Rừng trong thành phố và thành phố trong rừng" và những bước đi quan trọng của định hướng này đang được thực hiện ở các dự án trồng rừng, sao cho rừng Đà Lạt bao giờ cũng không trẻ mà không già. "Các loại hình du lịch được tổ chức sao cho không làm hủy hại môi trường thiên nhiên mà còn tác động tích cực đến môi trường. Du lịch sinh thái cũng phải là loại hình du lịch bền vững và không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khi sản xuất ra sản phẩm" (Thạc sĩ Victo Alneng), tất cả đều hướng đến xây dựng Đà Lạt trở nên một thành phố xanh và sạch của thế kỷ XXI.

Rừng thông, địa hình đồi núi, mặt nước suối, hồ, bầu không khí mát mẻ, trong lành- một bức tranh hoành tráng mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở, là nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng để Đà Lạt quảng bá du lịch như một thành phố sinh thái bền vững. Với ý thức bảo vệ những yếu tố đặc sắc được thiên nhiên ban tặng, UBND thành phố Đà Lạt đã xây dựng và đăng ký đấu thầu quốc tế dự án: Xây dựng thành phố Đà Lạt là thành phố xanh đầu tiên của Việt Nam. Thành phố đang nỗ lực hết sức và tìm mọi biện pháp để thực hiện dự án. Dự án được cộng đồng chung Châu Âu (EC) tài trợ, có 5 đối tác tham gia xây dựng, đó là Marrousion Trung tâm Nghiên cứu môi trường Địa Trung Hải (Hy Lạp); Agen, Ademe(Pháp), Trung tâm về nhiệt lượng TP Hồ Chí Minh. Dự án tập trung vào 3 gió hoạt động chính là: Dây chuyền xử lý rác thải thích hợp(thu gom rác từ nguồn phân loại, xử lý rác hữu cơ thành phân compost sử dụng trên đồng ruộng, tạo chuỗi dây chuyền sản xuất nông nghiệp sạch); các hoạt động du lịch xanh (đưa ra các khái niệm về du lịch xanh, đưa vào thử nghiệm một số hoạt động du lịch: các nhà hàng, khách sạn sẽ được cấp nhãn xanh, theo các tiêu chí tiết kiệm tài nguyên nước, tiết kiệm nhiên liệu… thể chế hóa các hoạt động du lịch, tìm mọi biện pháp bảo vệ môi trường); các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thực đối với mọi tầng lớp cư dân trong thành phố và du khách (xác định khu vực triển khai dự án, hỗ trợ để dân thực hiện đúng yêu cầu mong muốn, xây dựng mô hình  thử nghiệm. Với nông dân thì truyền bá tác dụng của phụ phẩm nông nghiệp. Với du khách thì hướng dẫn cách lựa chọn nhãn hiệu, sẽ có những ấn phẩm để nâng cao nhận thức của con người về rừng. Dự kiến sẽ làm một điểm đầu mối ở hồ Tuyền Lâm để du khách có thể tham gia trồng cây, tham gia hoạt động xanh). Bản chất dự án xử lý từ nguồn, gắn kết một chuỗi hoạt động cụ thể để du khách tham gia. Tất cả vì mục đích nâng cao chất lượng môi trường sống của con người.

Để trở thành một thành phố xanh cần khuyến khích các hoạt động du lịch sinh thái như: Tham gia nghiên cứu sinh thái rừng và đa dạng sinh học, quan sát chim thú hoang dã, đi bộ trong rừng, leo núi, vượt thác, thám hiểm, cắm trại, đi bè, câu cá… Các dự án du lịch cần coi trọng bảo tồn và tôn tạo các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước và rừng. Bảo vệ nghiêm ngặt đa dạng sinh học của khu vực. Quy hoạch số lượng khách cân đối với sức chứa của môi trường tự nhiên. Các công trình kiến trúc cần chú trong yếu tố thẩm mỹ, được xây dựng dưới tán rừng, phân tán trên các sườn đồi, ven hồ, có quy mô thích hợp, thấp tầng, có kiến trúc đẹp, hiện đại, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và hạn chế thấp nhất tác động đến môi trường tự nhiên.

Cùng với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, thành phố xanh là nơi gìn giữ tốt nhất các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, là nơi khuyến khích và duy trì các hoạt động văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống và nấu nướng ẩm thực. Và sự thành công của dự án này một phần tùy thuộc vào ý thức của từng người dân cũng như mỗi du khách, ở mọi mức độ, từ những biện pháp nhỏ đến các nỗ lực lớn để góp phần xây dựng Đà Lạt thành một thành phố xanh đầu tiên ở Việt Nam.

. Theo Báo Lâm Đồng

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cháy hơn 100ha rừng tại Khánh Hòa  (15/04/2005)
Phú Yên: Bảo tồn một công viên đá tự nhiên  (14/04/2005)
Việt-Nhật hợp tác về quản lý rừng ở Tây Nguyên   (13/04/2005)
Đà Nẵng: 20 triệu USD xây khu du lịch biển 5 sao   (13/04/2005)
Thiếu nước, cây công nghiệp nhiễm bệnh  (13/04/2005)
Hay, nhưng vẫn cần tiếp sức   (12/04/2005)
Hàm Rồng đón đợi  (11/04/2005)
Bình Thuận tiếp nhận 23 dự án viện trợ nước ngoài  (11/04/2005)
Đắk Nông 30 năm nhìn lại  (08/04/2005)
Họ đã trở lại  (07/04/2005)
Để sử thi Tây Nguyên mãi trường tồn  (06/04/2005)
Quảng Ngãi: Khai quật quần thể mộ chum lớn nhất  (06/04/2005)
Nha Trang 30 năm thay da đổi thịt  (04/04/2005)
Khánh Hòa: 30 năm-một bước tiến dài  (03/04/2005)
Phú Yên đã "yên" cần phải "phú"  (01/04/2005)