Đô thị Kon Tum trên đường về đích
14:52', 19/4/ 2005 (GMT+7)

Thị xã Kon Tum từ lâu đã có vị trí đặc biệt quan trọng trong quan hệ vùng với các tỉnh Tây Nguyên. Trong quá khứ cũng như hiện tại, thị xã luôn giữ vai trò trung tâm, có ý nghĩa về lịch sử, kinh tế, văn hóa cộng đồng của các dân tộc trong cả tỉnh. Dẫu còn nhiều khó khăn về nguồn lực, nhưng để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, trong gần 4 năm qua, thị xã Kon Tum đã cố gắng tập trung các nguồn vốn để thực hiện đề án nâng cấp. Tuy kết quả chưa đạt như mong muốn, nhiều công trình vẫn còn dở dang, nhưng với quyết tấm cao nhất, thị xã Kon Tum đang cố gắng tăng tốc trong năm 2005, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phấn đấu đạt đô thị loại III vào cuối năm.

Trong những năm qua, với quyết tâm xây dựng nâng cấp đô thị, thị xã Kon Tum lên loại III vào năm 2005 theo chủ trương của tỉnh và nguyện vọng của cán bộ và nhân dân thị xã, thị xã Kon Tum đã tập trung các nguồn lực, ra sức xây dựng, tạo được bước chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Từ năm 2000 đến nay, nhịp độ phát triển kinh tế của thị xã tương đối nhanh và theo tăng dần qua các năm, bình quân đạt 16,73%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển của đô thị. Tính đến cuối năm 2004, tỷ trọng các ngành công nghiệp- giao thông- xây dựng của thị xã chiếm 42,46%, thương mại- dịch vụ- du lịch chiếm 40,22%, nông- lâm- thủy sản giảm còn 17,32%. Các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ- du lịch và các công trình phúc lợi công cộng như đường giao thông, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, nước sạch, công viên cây xanh, vệ sinh môi trường đô thị; các cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao…không ngừng được đầu tư nâng cấp và đang dần hoàn thiện theo tiêu chí của đô thị loại III. Đến nay, thị xã không còn hộ đói và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,5% so với tổng số hộ. Nếu đối chiếu theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, ngày 05-7-2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, thì hiện nay thị xã Kon Tum đã hội đủ các tiêu chí của đô thị loại III, đạt 79,8 điểm (trên điểm tối thiểu theo yêu cầu).

Song, do xuất phát điểm thấp, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng của thị xã trong những năm qua có cao, nhưng chưa thật sự ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn, nhất là trong giai đoạn thị xã nỗ lực thực hiện đề án nâng cấp đô thị lên loại III. Năm 2005, thị xã tập trung mọi nỗ lực, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình của các năm trước, nâng dần tỷ trọng của các ngành kinh tế phi nông nghiệp theo hướng phát triển đô thị, thực hiện tốt công tác phổ cập THCS, xóa đói giảm nghèo và tăng cường công tác chăm sóc  sức khỏe cho nhân dân, đồng thời khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế- xã hội của thị xã theo tiêu chuẩn đô thị loại III. Thị xã quyết tâm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, từ các nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, để đầu tư một số công trình trọng điểm như xây dựng hình thành các khu đô thị mới ở phía Bắc và phía Nam thị xã, kè sông Đắk Bla, xây dựng khu du lịch nghỉ ngơi Đắk Bla và các công trình mà tỉnh đã bố trí vốn đầu tư trong năm 2005. Sau các công trình nêu trên và một số công trình trọng điểm khác do các ngành của tỉnh đầu tư trên địa bàn thị xã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, sẽ góp phần đảm bảo cho thị xã đạt được tiêu chuẩn đô thị loại III một cách vững chắc.

Trong thời gian qua, UBND thị xã thường xuyên rà soát, chấn chỉnh công tác soạn thảo và ban hành văn bản của các cơ quan trực thuộc, nhằm đảm bảo việc ban hành theo đúng trình tự, thủ tục  và thẩm quyền. Tính đến cuối năm 2004, tất cả các cơ quan trực thuộc thị xã đều đã xây dựng quy chế làm việc, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giải quyết nhanh gọn cho tổ chức và công dân. Các thủ tục hành chính đều được niêm yết công khai tại trụ sở của mỗi cơ quan, đơn vị, lề lối làm việc của cán bộ công chức thị xã được cải cách theo hướng "trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân". Hiện nay, thị xã đã hình thành và đưa vào hoạt động bộ phận "tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả", hoạt động theo cơ chế "một cửa". Các xã, phường của thị xã cũng đang xây dựng phương án hình thành cơ chế này, tại cơ sở trong thời gian tới.

Có thể nói, việc cải cách thủ tục hành chính trong thời gian quan ở thị xã, đã đem lại nhiều kết quả tích cực, trên các mặt đời sống xã hội, tạo được niềm tin trong nhân dân. Tuy nhiên, cũng thẳng thắn nhìn nhận, công tác cải cách thủ tục hành chính ở thị xã vẫn còn chậm so với yêu cầu, chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân. Một số đơn vị, mặc dù đã xây dựng quy chế làm việc, nhưng chưa thực hiện nghiêm túc, gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân. Những tồn tại hạn chế đó, thị xã sẽ kiên quyết chấn chỉnh trong thời gian tới, để tạo niềm tin trong nhân dân và qua đó sẽ huy động được nhiều sức dân hơn, cùng chung tay xây dựng thị xã giàu mạnh, phồn vinh.

Đến nay, trên địa bàn thị xã đã có nhiều khu quy hoạch được duyệt, như khu quy hoạch đô thị ở phía bắc thị xã (gồm khu I, khu II, khu III), khu quy hoạch nghỉ ngơi Đắk Bla, khu công viên Đắk Tơ Rech, khu quy hoạch Ngục Kon Tum, khu công nghiệp Sao Mai, cụm công nghiệp Hòa Bình và một số khu quy hoạch khác. Tất cả các khu quy hoạch trên đã được công khai và đã được công bố rộng rãi, UBND tỉnh đã giao cho các sở, ban ngành của tỉnh và UBND thị xã làm chủ đầu tư, triển khai xây dựng các hạng mục công trình theo quy hoạch. Do nguồn vốn đầu tư hàng năm còn hạn hẹp, nên không thể cùng lúc đầu tư tất cả các hạng mục công trình trong khu quy hoạch, mới có đầu tư các công trình trọng điểm và bức xúc trước, sau đó sẽ hoàn thiện dần qua các năm, không có quy hoạch treo. UBND thị xã đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, phường  thường xuyên kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm lấn chiếm, vi phạm quy hoạch, để đảm bảo cho đô thị phát triển đúng hướng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Kon Tum luôn mong ước xây dựng thị xã thành một đô thị văn minh- sạch- xanh đẹp, xứng đáng với vị trí, tầm vóc của thị xã trong quan hệ vùng với các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, UBND thị xã đang hoàn chỉnh đề án báo cáo UBND tỉnh, để trình HĐND tỉnh thông qua, sau đó sẽ trình Bộ Xây dựng kiểm tra và công nhận theo đúng trình tự, thủ tục theo Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCP, ngày 8-3-2002 của Bộ Xây dựng và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ). Tin rằng cuối năm 2005, thị xã Kon Tum sẽ được công nhận là đô thị loại III.

. Theo Báo Kon Tum

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mật danh" Công ty 72B vùng X"  (18/04/2005)
Thêm nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Lâm Đồng  (18/04/2005)
Pháp tài trợ 60.000 euro cho đồng bào dân tộc Cơ Tu  (17/04/2005)
"Vịnh Nha Trang của các bạn còn rất nhiều việc phải làm"  (17/04/2005)
Đà Lạt- Thành phố xanh  (15/04/2005)
Cháy hơn 100ha rừng tại Khánh Hòa  (15/04/2005)
Phú Yên: Bảo tồn một công viên đá tự nhiên  (14/04/2005)
Việt-Nhật hợp tác về quản lý rừng ở Tây Nguyên   (13/04/2005)
Đà Nẵng: 20 triệu USD xây khu du lịch biển 5 sao   (13/04/2005)
Thiếu nước, cây công nghiệp nhiễm bệnh  (13/04/2005)
Hay, nhưng vẫn cần tiếp sức   (12/04/2005)
Hàm Rồng đón đợi  (11/04/2005)
Bình Thuận tiếp nhận 23 dự án viện trợ nước ngoài  (11/04/2005)
Đắk Nông 30 năm nhìn lại  (08/04/2005)
Họ đã trở lại  (07/04/2005)