Chủ Nhật, ngày 13/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Sắc không dáng tượng
19:44', 14/2/ 2007 (GMT+7)

Hàng trăm gốc mít, to thì cỡ hai, ba người ôm, nhỏ thì cỡ thân người, nằm ngổn ngang trước hiên nhà. Dăm bảy thợ mộc đang mê mải tạc, chạm. Một cơ sở sản xuất ra những bức tượng Phật, cho các đình chùa trong nước và xuất sang cả nước ngoài, vậy mà tôi chỉ thấy có vậy. “Anh hỏi ai Trần Văn Bá hả? Chính tui đây” - một thanh niên chừng băm lăm, băm sáu tuổi, tay cầm các bản vẽ hình hoa sen, nói... 

 

Những thợ trẻ được anh Bá hướng dẫn, nay đã quen với đục, với chàng. Ảnh: V.T

 

* Duyên mộc

Năm 1986, tròn 16 tuổi, anh Trần Văn Bá (thôn Đại Tín, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước) đã bắt đầu làm quen với chàng, với đục, để rồi anh quyết định theo nghề mộc. Thời gian đầu, Bá học thầy Cảnh ở gần nhà đóng đồ “móp”, tức là những món hàng dân dụng như tủ, bàn, ghế salon… Hai năm sau, tay nghề đã cứng, anh lại chuyển sang học nghề chạm gỗ.

“Một khúc gỗ xù xì, thô nhám lại biến thành những pho tượng có sức sống, thành muôn hình muôn vẻ qua bàn tay đẽo gọt của mình, tôi thích lắm. Nhưng phải nói là tôi học nghề chạm trước hết vì ông già (cha) tôi. Ông ấy hay đi đây đó, câu cá, vào chùa vãn cảnh. Thấy những pho tượng trong các chùa được chạm khắc rất tinh xảo, ông thích lắm. Ông khuyên, hay là con đi học nghề này luôn đi. Phải nói rằng, tôi đi học nghề chạm trước hết chính là vì muốn làm cha hài lòng”- anh kể lại. Đó là năm 1990.

Người thầy chạm mà anh đến xin học lại là một nhà sư. Ông này nguyên là một thợ chạm có tiếng, từng đi chạm các nhà mái, hay làm tượng gỗ cho các chùa. Nghe tiếng, anh Bá tìm đến. Ông thầy đã ngoại thất thập nên từ chối không thâu nhận đệ tử. Bá vẫn quyết tâm xin học. Cuối cùng, thầy cũng xiêu lòng. Và anh trở thành đệ tử cuối cùng của thầy. Hồi ấy, cứ mỗi sáng thức dậy, tưới xong hết vườn rau rồi Bá mới đạp xe lên chùa để học nghề. Trưa ở lại trong chùa nên phải dỡ cơm chay mang theo. “Chạm gỗ, cốt nhất là phải biết thể hiện được cái thần của bức tượng. Lựa khối gỗ nào cho phù hợp với hình tượng mà mình muốn thể hiện, vậy rồi đục, rồi chạm, tưởng như đã quen tay”- thầy dạy.  Nhờ đã biết nghề gỗ, lại có khiếu với nghề, nên Bá tiến rất nhanh. Chỉ sau một năm, anh đã tinh thông.

Dẫu đã thạo nghề chạm, anh Bá vẫn chỉ có thể chuyên cần với hàng mộc dân dụng bởi khi đó nhu cầu của người dân cũng chỉ dừng lại ở mức ấy.  Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, và đặc biệt từ hai năm trở lại đây, anh Bá mới có dịp trổ tài với các mặt hàng chạm trổ tinh xảo, mỹ thuật cao. Bất cứ loại hàng nào, từ tủ, bài vị, cho đến những bệ tượng và tượng, từ loại đơn giản cho đến những tượng cao hàng mét, thậm chí cả tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (nghìn tay nghìn mắt)... hễ khách đưa mẫu là anh Bá đáp ứng ngay.

Chỉ cho chúng tôi xem một gốc cây mít được chạm trổ thành hình một bức tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt, cao 2-2,5m, anh Bá nói: “Một bức tượng như thế này, một thợ làm phải mất đến 10 tháng, nhiều thợ làm thì tròm trèm 3 tháng”. Với các pho tượng gỗ, quý nhất là được chạm trỗ nguyên khối, không được chắp, ghép lại với nhau. Để có được nguyên liệu nguyên khối chạm trổ các tượng Phật, anh Bá lùng mua nhất là gỗ mít vườn, ở Hoài Ân, An Lão, rồi lên tận An Khê. Mỗi cây gỗ mít cổ thụ 100-200 tuổi được mua với giá từ 6 đến 7 triệu đồng. Điều đáng nói hơn, từ mỗi nét chạm khắc tưởng vụng về của thợ mộc dân Nẫu, đã ra đời những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Một chiếc bệ tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn chẳng hạn, anh Bá  tạo tác thật sống động. Tưởng như, nét mặt những người ở chân bệ tượng, đã hàm chứa thông điệp về bể khổ của cuộc đời và mang tải thông điệp về lẽ sắc sắc không không. Những tác phẩm ấy, đã góp phần thiêng hóa những kiến trúc thờ tự, hướng tâm con người đến lẽ huyền vi của đạo, hướng đến chân, thiện, mỹ.

“Tạc tượng Phật, tưởng có mẫu thì đơn giản, nhưng tạc làm cho cho có thần, cho sống động thì quả không dễ”- anh Bá tâm sự. Bởi thế, anh Bá chịu khó đi khắp các đình chùa trong và ngoại tỉnh, tìm những mẫu tượng đẹp, rồi chụp ảnh, học từng đường chạm, nét khắc của người xưa, thấu nhập về lẽ sắc không để thổi hồn cho từng dáng tượng.

 

Một bệ tượng đang trong quá trình hoàn thiện. Ảnh: V.T

 

* Nhất nghệ tinh

Tay nghề khéo léo, giá lại rẻ hơn so với các cơ sở chạm khắc ở các địa phương khác, nên cơ sở của anh được khách hàng rất tín nhiệm. Khách hàng nọ giới thiệu cho khách hàng kia, cứ thế đến chỗ cơ sở đặt hàng. Ngày chúng tôi ghé qua, những người thợ của cơ sở đang tất bật làm việc, kẻ đục, người chạm. Và, điện thoại reo tới tấp đặt đơn hàng. Đã vào thời điểm cuối năm âm lịch này nhưng đơn hàng đã kín cho đến giữa năm sau. Ngoài những người thợ làm việc tại cơ sở, anh còn có những thợ nhận hàng về nhà làm thêm vào ban đêm. Đó mới là những thợ “chiến” của cơ sở trước đây đã được anh chỉ dạy. Tính ra đến nay, cơ sở sản xuất đồ gỗ của anh Bá đã có 20 thợ. Trong đó, có 6 thợ chính, được anh Bá trả lương 1,5 triệu đồng/tháng. “Sư phụ” Cảnh ngày xưa nay cũng về làm chung với “đệ tử” và phụ  trách mảng đồ “móp”. Công việc chính của anh Bá hiện tại là giao dịch với khách, “ra” các mẫu mã khách yêu cầu, vẽ kiểu và hướng dẫn cho cánh thợ làm.

Những bức tượng Phật bằng gỗ mít của cơ sở nay đã đến với nhiều chùa chiền trong và ngoại tỉnh. Rất nhiều chùa, ngoài yêu cầu tạc tượng Phật, còn đặt hàng anh đóng đồ mộc bao lô từ A đến Z, từ bàn ăn, ghế tiếp khách đến các tủ sách, bệ thờ. Khách hàng, là Việt kiều ở các nước Mỹ, Anh, Úc… cũng tìm đến đặt hàng chuyển ra nước ngoài. Anh Bá còn cho biết, hiện có ngôi chùa ở Lâm Đồng sau vài lần đặt hàng đã tín nhiệm, mời anh đặt cơ sở 2 ở trên đó để chuyên tạc tượng Phật cho chùa đồng thời giới thiệu tay nghề của anh cho các chùa quanh vùng.

  • Thu Hà - Viết Thọ
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nghĩ về chuyện “giữ lửa”  (14/02/2007)
Hương sắc Tết Hoài Nhơn  (14/02/2007)
QCATV tiếp phát trực tiếp lễ trao giải Oscar  (14/02/2007)
Ngược Bắc, xuôi Nam tìm quý tửu  (14/02/2007)
Tản mạn về tiếng “nẫu”   (13/02/2007)
Hầm Hô đón khách du xuân   (13/02/2007)
Thêm một nghệ sĩ Bình Định được phong tặng nghệ sĩ ưu tú   (13/02/2007)
Rộn ràng vào xuân  (12/02/2007)
Trao giải thưởng cho 25 tác phẩm đạt giải  (12/02/2007)
Tiếp nhận nhà rông Bana do tỉnh Gia Lai tặng  (09/02/2007)
Việc bắn pháo hoa đêm giao thừa sẽ bắt đầu từ 23 giờ 40 phút  (09/02/2007)
Cùng Cusco bay qua những nền văn minh  (08/02/2007)
Tản Đà với “An Nam tạp chí” số Tết  (08/02/2007)
Ngọt ngào tiếng nói quê hương  (07/02/2007)
Nghệ sĩ Nguyễn Thị Hòa Bình được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân  (07/02/2007)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn