• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
Thứ Năm, 08/05/2025, 23:46 (GMT+7) EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật
Thứ Ba, 15/09/2020, 11:12 (GMT+7)

Triển lãm Truyện Kiều tại Paris, Pháp

Triển lãm giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cùng với hàng chục bản dịch và được in ấn bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Cuối tuần qua, tại thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp phối hợp với các đối tác tổ chức Triển lãm với chủ đề “Kim Vân Kiều và các bản dịch” nhân kỷ niệm 255 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du.

Truyện "Kim Vân Kiều" xuất bản năm 1926 tại Pháp.

Triển lãm thu hút sự tham dự của đông đảo trí thức người Pháp cũng như người Việt tại Pháp. Đại sứ Việt Nam tại Pháp, ông Nguyễn Thiệp, cùng bà Trần Thị Hoàng Mai - Đại sứ Việt Nam tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), cũng có mặt tại triển lãm.

Tại triển lãm, Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai chia sẻ niềm tự hào khi một danh nhân của Việt Nam được UNESCO vinh danh: “Hôm nay chúng ta cùng tưởng nhớ một tác giả mà có thể nói là lớn nhất của nền Văn Học Việt Nam, một nhà thơ lớn nhất.

Vào năm 2013, tại UNESCO cũng đã ra một nghị quyết là sẽ cùng với Việt Nam tổ chức kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Nguyễn Du tại Trụ sở của UNESCO cũng như tại khắp nơi trên thế giới. Người được ghi vào danh sách để cùng kỷ niệm ngày sinh ở UNESCO phải là những người mà đã có những đóng góp đáng kể đối với nền văn hóa, nền giáo dục cũng như khoa học trên thế giới, và Nguyễn Du của chúng ta là một trong những người như thế”.

Để có được triển lãm này, các nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phải cất công tìm kiếm trong thời gian dài, vượt qua nhiều khó khăn để mang về những bản dịch tác phẩm Truyện Kiều, bằng những thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới.

Bà Nguyễn Sông Hương, nhà nghiên cứu văn học tại Viện nghiên cứu văn hóa quốc gia Pháp, cho biết: “Đây là lần đầu tiên các bản dịch đầy đủ nhất được giới thiệu, gồm có 73 bản dịch. Trong đó có một số bản đã được tái bản nên số lượng sách hiện nay là hơn 100 cuốn. Đây là quá trình tìm kiếm rất khó khăn, bởi các bản dịch đã rất xưa và không còn trên thế giới, chỉ có một số người mua sách cổ và một số gia đình bán các loại sách này. Việc tìm kiếm cũng rất khó, bởi vì hầu hết các sách đều ở nước ngoài. Sau đó, cần có sự giúp đỡ của tất cả bạn bè, gia đình, các thầy cô và rất nhiều người trên thế giới”.

Dự kiến, triển lãm sẽ được mở cửa đến hết tháng 9. Những người quan tâm văn hóa Việt Nam nói chung và yêu mến tác giả Nguyễn Du cũng như tác phẩm Truyện Kiều nói riêng có thể khám phá hơn 100 đầu sách, với hơn 70 bản dịch khác nhau của tác phẩm Truyện Kiều tại Hiệu sách Đông Nam Á (SUDESTASIE) tại địa chỉ số 17 phố Cardinal Lemoine, quận 5, thủ đô Paris, Pháp.

Theo Huỳnh Điệp/VOV

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Nhạc sĩ Đào Minh Tâm đạt giải khuyến khích  (15/9/2020)  
Xây dựng Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực: Sẽ hoàn thành trong tháng 10.2020  (14/9/2020)  
Khi nhà vua ăn xoài  (12/9/2020)  
Hai nhiếp ảnh gia Bình Định đoạt 5 giải thưởng quốc tế  (12/9/2020)  
Xây dựng Tủ sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh  (12/9/2020)  
Nhà điêu khắc Lê Trọng Nghĩa đoạt giải nhì  (11/9/2020)  
26 nghệ nhân trong tỉnh được đề nghị  (11/9/2020)  
Hai tượng Ganesa độc đáo  (10/9/2020)  
Quà vua Quang Trung tặng ông Ðinh Huy Ðạo  (10/9/2020)  
Giữ bền vang tiếng trống kơ-toang  (10/9/2020)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang