• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
Thứ Bảy, 10/05/2025, 15:58 (GMT+7) EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ
Thứ Tư, 01/12/2021, 08:55 (GMT+7)

Việt Nam sẽ chú trọng phát triển điện gió ngoài khơi

Các dự án năng lượng tái tạo và công nghệ xanh tiếp tục đối mặt với những hạn chế do chậm ứng dụng công nghệ có thể cản trở tốc độ tăng trưởng cần thiết trong những thập kỷ tới.

Những năm qua, ngành năng lượng phát triển mạnh mẽ từ truyền tải, công suất lắp đặt, phụ tải... với tốc độ tăng trung bình hàng năm lên tới 10%. Nhưng những năm gần đây Việt Nam đã phải nhập khẩu điện và dự báo tương lai, Việt Nam có thể phải đối diện nguy cơ thiếu hụt điện năng. Vì vậy, việc phát triển các nguồn năng lượng khác bên cạnh điện hóa thạch là rất quan trọng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, giúp tăng cường an ninh năng lượng, giảm phát thải nhà kính…

Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021.

Tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021 do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Bộ Công Thương và Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) tổ chức ngày 30.11 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho hay, vấn đề năng lượng là rất quan trọng, làm sao sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, áp dụng công nghệ mới để khi đầu tư vào sẽ giúp giảm mức đầu tư, tăng hiệu quả cần phải áp dụng khoa học và công nghệ.

“Bộ KH&CN đang xây dựng các nội dung phát triển liên quan công nghệ năng lượng tái tạo. Thời gian tới, Bộ rất cần các nhà khoa học, doanh nghiệp có sự tham mưu, giúp đỡ để các chính sách hỗ trợ tốt nhất cho phát triển công nghệ năng lượng…”, ông Tùng nêu rõ.

Bộ Công Thương cho biết, trong tương lai, Việt Nam sẽ chú trọng phát triển điện gió ngoài khơi nên cần rất tập trung cho nghiên cứu phát triển, từ việc điều tra, kỹ thuật, sản xuất, xây lắp… để từng bước nội địa hóa. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp có sự đầu tư, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ phát triển năng lượng sinh khối, địa nhiệt và kể cả trong tương lai xa hơn là thủy triều, sóng biển…

Bên cạnh đó, Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu của chuyển dịch năng lượng từ hóa thạch sang “điện sạch”, rõ ràng bên cạnh các chính sách để khuyến khích thì công nghệ năng lượng cũng là định hướng phát triển trong tương lai.

Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho hay, những năm qua điện mặt trời đã phát triển khá nhanh, điện gió cũng đã có sự thể hiện khá ấn tượng trọng năm 2021. Tuy nhiên, Việt Nam còn phụ thuộc phần lớn công nghệ nhập khẩu.

“Để tích hợp lượng lớn năng lượng tái tạo lên lưới điện, ngoài việc phát triển lưới điện thông minh, các công nghệ liên quan đến tích trữ năng lượng cũng là tương lai, định hướng tốt cho doanh nghiệp. Khi phát triển năng lượng tái tạo ở mức cao, trong tương lai có thể nghĩ tới việc sản xuất hydro, công nghệ sản xuất tích trữ, lưu trữ hydro. Nhưng làm sao để có thể chủ động hơn trong xây dựng dự án, công nghệ xây lắp, sản xuất các thiết bị, linh kiện tại Việt Nam là vấn đề cần phải đặt ra”, ông Hoàng Tiến Dũng nêu thực trạng.

Cũng theo Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Quy hoạch Điện VIII sẽ chú trọng nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai như điện gió, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời… Tới đây, với các chính sách hỗ trợ, dự kiến tổng công suất điện sạch gồm điện khí, năng lượng tái tạo sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 75% điện hệ thống, đóng góp sản lượng khoảng 70% trong tổng sản lượng điện...  

Theo báo cáo từ Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN), nhìn chung, điện mặt trời ở Việt Nam còn có rất nhiều tiềm năng cũng như thách thức để phát triển công nghệ. Tuy nhiên, trong tương lai dài hạn vấn đề quan trong nhất đối với công nghệ điện mặt trời là kết nối nguồn năng lượng này với mạng lưới điện một cách an toàn và hiệu quả. Bài toán này sẽ được giải quyết thông qua các thiết bị điện tử công suất tiên tiến, công nghệ lưu trữ năng lượng và đặc biệt là những ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông.

Ô Đặng Hoàng Hợp, đại diện Trung tâm Thiết kế, Chế tạo và Thử nghiệm, năng lượng tái tạo và công nghệ xanh là những công nghệ chiến lược cần thiết để thực hiện chuyển đổi năng lượng phù hợp với các mục tiêu khí hậu mà Việt Nam đã cam kết. Tuy nhiên, bất chấp đà tăng trưởng mạnh mẽ, các dự án năng lượng tái tạo và công nghệ xanh tiếp tục đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng có thể cản trở tốc độ tăng trưởng cần thiết trong những thập kỷ tới.

“Chính phủ nên đi đầu trong việc liên tục đặt ra hoặc cập nhật các mục tiêu dài hạn cho việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm các mốc ngắn hạn quan trọng phù hợp với chiến lược năng lượng quốc gia và với sự đóng góp của quốc gia vào nỗ lực giảm thiểu khí hậu toàn cầu. Đặc biệt cần xác định và cung cấp mức tài trợ công phù hợp cho nghiên cứu và phát triển tương ứng với mục tiêu giảm chi phí và tiềm năng của công nghệ và mục tiêu giảm thiểu CO2; tăng cường hợp tác nghiên cứu phát triển quốc tế để tận dụng tốt nhất các năng lực quốc gia”, ông Đặng Hoàng Hợp kiến nghị.

Theo Nguyễn Quỳnh (VOV.VN)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng phát hiện bất thường của gan  (30/11/2021)  
Nghiên cứu Trung Quốc: Khả năng lây nhiễm của Omicron cao hơn 37,5% so với Delta  (30/11/2021)  
Giảm quy định kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông  (28/11/2021)  
Tổ chức 3 chương trình tọa đàm hỗ trợ khởi nghiệp  (27/11/2021)  
Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021: Bình Định có 1 công trình được vinh danh  (27/11/2021)  
Các chương trình tọa đàm hỗ trợ khởi nghiệp  (26/11/2021)  
Liên minh châu Âu siết chặt quy định liên quan đến quảng cáo chính trị  (26/11/2021)  
Malaysia phát triển giống lúa mới bằng công nghệ hạt nhân  (26/11/2021)  
Triển khai dự án cung cấp các trạm lọc nước sạch  (25/11/2021)  
VNPT trở thành Nhà cung cấp dịch vụ Mobile Money đầu tiên tại Việt Nam  (25/11/2021)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang