Luật sư đóng vai trò như thế nào trong các thương vụ M&A?
Tư vấn về lĩnh vực pháp lý; Hỗ trợ doanh nghiệp xác định mức độ chính xác của thông tin; Phân tích và dự báo các rủi ro; Hỗ trợ doanh nghiệp xác định mức độ chính xác của thông tin là những vai trò mà luật sư sẽ làm trong các thương vụ M&A.
Để thực hiện giao dịch mua bán và sát nhập doanh nghiệp (Merger and Acquisition) thành công, doanh nghiệp phải nắm vững các quy định pháp lý, dự báo các rủi ro tiềm ẩn - phân tích các tiềm năng và xem xét mọi khía cạnh để giành lợi ích về mình. Tuy nhiên, thuê một Luật sư M&A giỏi sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện mọi công việc một cách chỉn chu nhất. Vậy Luật sư đóng vai trò gì trong các giao dịch M&A của doanh nghiệp?
1.Tư vấn về lĩnh vực pháp lý
Giúp khắc phục tình trạng thiếu kiến thức về việc tái cấu trúc, định giá và thiếu hiểu biết về pháp luật ở các doanh nghiệp. Luật sư M&A không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu chuyên sâu về pháp lý M&A mà con đưa ra những lời khuyên, giải pháp hữu ích giúp phòng ngừa rủi ro không mong muốn trong quá trình tham gia đàm phán M&A.
Bên cạnh đó, Luật sư sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc hiệu quả, thu hút các nhà đầu tư lớn và xác định hướng phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp sau Sáp nhập và Mua lại thành công.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp xác định mức độ chính xác của thông tin
Các số liệu báo cáo hoặc thông tin về doanh nghiệp thường không rõ ràng - bị che giấu vì mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên Mua và Bán. Việc kiểm tra độ chính xác của thông tin là điều quan trọng nhất - bắt buộc phải thực hiện trước khi tiến hành một giao dịch M&A.
3. Phân tích các tiềm năng của doanh nghiệp
Giá trị của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở mặt tài sản hữu hình (vốn, máy móc, nhà xưởng…) mà nằm ở mặt tài sản vô hình khác: như tầm nhìn, chiến lược, thương hiệu, sản phẩm độc quyền, đội ngũ nhân sự, tình trạng niêm yết…
4. Phân tích và dự báo các rủi ro
Một thương vụ M&A có thành công hay không sẽ phụ thuộc lớn vào một chiến lược/kế hoạch rõ ràng với dự báo rủi ro đã được lường trước. Kết hợp với sự hỗ trợ của Luật sư, doanh nghiệp có thể dự đoán những những tài sản không được khấu hao (thực tế đã bị hư hỏng nghiêm trọng), các khoản nợ khó đòi (không ghi vào sổ sách) hay những luồng tiền đến từ việc bán tài sản cố định mà không phải bán hàng hóa.
Ngoài ra, rủi ro về nguồn nhân lực cũng là khía cạnh trong thương vụ M&A mà doanh nghiệp cần chú ý. Có rất nhiều thương vụ sau khi sáp nhập thành công, các cán bộ chủ chốt lại "dứt áo ra đi". Để phát triển bền vững, doanh nghiệp phải xây dựng một bộ máy hoạt động tốt thời hậu M&A.