Thị trường ngoại hối là gì - link duyệt
Thị trường ngoại hối không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực tài chính, kinh tế. Bởi lẽ, khái niệm này đã được nhắc đến rất nhiều lần tại các sự kiện kinh tế lớn. Nhưng vẫn nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về khái niệm này. Do đó bài viết này Soria For Congress sẽ giúp quý độc giả hiểu được thị trường ngoại hối là gì, đối tượng, sản phẩm và cơ chế hoạt động ra sao.
Thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường ngoại hối hay còn gọi là thị trường forex là nơi diễn ra hoạt động mua bán, giao dịch, trao đổi tiền tệ của các quốc gia trên thế giới thông qua hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Thị trường ngoại hối ra đời vào năm 1976 với mục đích giải quyết nhu cầu chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Ví dụ, bạn muốn sang Mỹ du lịch thì cần phải quy đổi tiền tệ từ VND sang USD để sử dụng.
Chủ thể tham gia chính vào thị trường tài chính là các ngân hàng quốc tế lớn. Các trung tâm tài chính giữ vai trò là nơi giao dịch giữa người mua và người bán. Thị trường ngoại hối hoạt động 24/5 với quy mô lên đến 5.1 nghìn tỷ.
Những điều cần biết về thị trường ngoại hối
Nghiên cứu về đối tượng giao dịch, sản phẩm giao dịch và cơ chế hoạt động giúp nhà đầu tư hiểu rõ về thị trường ngoại hối và không phạm sai lầm khi tham gia.
Đối tượng giao dịch
Ban đầu, thị trường ngoại hối chỉ phục vụ cho những ngân hàng lớn, tổ chức tài chính, công ty... có vốn từ 10 triệu USD trở lên. Sau một thời gian dài phát triển, các cá nhân đầu tư nhỏ lẻ cũng dần dần được phép giao dịch.
Những đối tượng giao dịch trên thị trường ngoại hối hiện nay bao gồm: chính phủ và ngân hàng trung ương, ngân hàng lớn, nhà môi giới, nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cùng tìm hiểu chi tiết đặc điểm từng đối tượng:
Chính phủ và ngân hàng trung ương: Bao gồm chính phủ của các quốc gia lớn, ngân hàng trung ương: NHTW Châu Âu – ECB, NHTW Anh – BoE, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ – Federal Reserve (Fed)... Đây đều là những đối tượng giao dịch với khối lượng lớn nhất tại thị trường ngoại hối.
Ngân hàng lớn: Những ngân hàng lớn như UBS, Barclay Capital, Deutsche Bank, Citigroup... Khối lượng giao dịch tiền tệ mỗi ngày chỉ thua chính phủ và ngân hàng trung ương. Giao dịch bao gồm cả những cá nhân, công ty, cơ quan chính phủ, ngân hàng có giá trị ròng cao.
Nhà môi giới: Những nhà môi giới ngoại hối hay sàn giao dịch forex có nhiệm vụ cung cấp các nền tảng giao dịch để các nhà đầu tư nhỏ lẻ truy cập vào thị trường ngoại hối toàn cầu. Top sàn forex uy tín nhất mà trader có thể tham khảo như: sàn Exness, XM, FBS, FxPro…
Nhà đầu tư nhỏ lẻ (trader): Những cá nhân có nhu cầu đầu tư ngoại tệ, thanh toán, du lịch. Những người tham gia giao dịch ngoại hối nhằm mong muốn tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường có sự biến động về tiền tệ.
Sản phẩm giao dịch
Sản phẩm chính của thị trường ngoại hối là ngoại tệ. Đây là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước. Ngoài ra, hiện tại nhà đầu tư cũng có thể sử dụng ngoại tệ để trao đổi các chứng từ như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, Vàng, kim loại, hàng hóa của các quốc gia…
Cơ chế hoạt động
Trong thị trường ngoại hối, tiền tệ sẽ được giao dịch theo cặp. Khi bạn giao dịch 1 cặp tiền đồng nghĩa với việc bạn đang mua một loại tiền tệ và bán một loại tiền tệ.
Có 3 loại cặp tiền tệ chính bạn cần phân biệt:
Cặp tiền chính: Những cặp tiền có chứa đồng USD như EUR-USD, GBP-USD, USD-JPY và USD-CAD.
Cặp tiền chéo: Các cặp tiền không có sự xuất hiện của đồng USD như EUR-GBP, EUR-JPY, GBP-JPY và NZD-CAD.
Cặp tiền lạ: Cặp tiền lạ sẽ bao gồm 1 đồng tiền chính với 1 đồng tiền từ nền kinh tế mới nổi. Ví dụ: USD-HKD, CAD-MXN, EUR-SEK và JPY-SGD.
Khi bạn quyết định đầu tư vào một đồng tiền của một quốc gia nào đó chứng tỏ bạn đang nhận định kinh tế của quốc gia đó sẽ phát triển mạnh. Từ đó giá trị đồng tiền cũng sẽ tăng lên và bạn thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu quốc gia đó gặp khó khăn, kinh tế đi xuống thì giá trị đồng tiền cũng sẽ giảm. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ chịu mức lỗ tương đương.
Ví dụ về một cơ chế hoạt động: Bạn mua GBP/USD (mua GBP và bán USD) nếu nghĩ rằng kinh tế Anh sẽ mạnh hơn kinh tế Mỹ. Ngược lại, bạn bán GBP/USD (bán GBP và mua USD) nếu cho rằng kinh tế Anh sẽ yếu hơn kinh tế Mỹ.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp và phân tích hết sức chi tiết về chủ đề thị trường ngoại hối. Mong rằng có thể giúp quý độc giả hiểu thị trường ngoại hối là gì, sản phẩm và cơ chế hoạt động của thị trường này nhé!