Văn hóa đặc sắc của dân tộc thiểu số ở Việt Nam dịp Tết Nguyên Đán 2023
Tết Nguyên Đán 2023 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và là dịp lễ lớn nhất năm mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Bởi Tết không chỉ là mốc thời gian đánh dấu sự khởi đầu của năm mới mà Tết còn được điểm tô bởi muôn vàn nét đẹp truyền thống văn hóa của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền của của quốc. Dưới đây là một số phong tục độc đáo, thú vị của các dân tộc thiểu số mà không phải ai cũng biết.
Người dân tộc Lô Tô
1. Phong tục cầu may mắn vào đầu năm mới
· Tục ăn trộm lấy may của người Lô Tô
Vào thời khắc giao thừa của đêm 30 Tết, người dân trong bản thường có tục lệ đi ăn trộm đồ để lấy hên may đầu năm mới. Đặc biệt số lượng và đồ vật người Lô Tô lấy tùy thuộc vào nơi sinh sống sẽ có sự khác nhau. Với người Lô Tô sinh sống tại huyện Đồng Văn - Hà Giang thường sẽ lấy trộm 1 đồ vật với số lượng là 12 mang ý nghĩa tượng trưng cho 12 tháng. Còn với người Lô Tô sống tại Mèo Vạc - Hà Giang lại rất yêu thích số 3 và coi đây là con số may mắn nên sẽ lấy trộm mỗi thứ 3 cái.
· Tục dán giấy đỏ của người Cao Lan
Màu đỏ là màu sắc cực kỳ được ưa chuộng trong những ngày đầu xuân mới và được xem là màu mang lại hỷ tín, tốt lành (Xem tử vi năm 2023 của 12 con Giáp năm Quý Mão chi tiết tại xemvanmenh.net). Do đó, người Cao Lan vào trước 2 ngày đầu năm mới 2023 thường trang trí cửa nhà, cổng ra vào hay chuồng gia súc,... hình dán cắt bằng giấy đỏ với ngụ ý năm mới Quý Mão thêm may mắn, tân niên an khang thịnh vượng, tài lộc như ý
· Tục hò nhau của người Pu Péo
Người Pu Péo có một phong tục đầu năm vô cùng độc đáo đó là “hò nhau” hay còn được gọi là "cướp giọng gà". Thông thường, đêm giao thừa, mọi người sẽ cùng nhau canh chừng gà trống trong nhà. Khi gà vỗ cánh chuẩn bị cất cao tiếng gáy, họ lập tức đốt pháo ném vào chuồng để lũ gà giật mình thi nhau gáy. Lúc này, toàn thể già trẻ, gái trai hò nhau hát vang át cả tiếng gà gáy. Nhà nào càng hát to, hát hay, át được tiếng gà thì năm mới Quý Mão sẽ càng gặp nhiều phước lộc, hên may.
2. Phong tục cầu mùa màng bội thu
· Tục dính tro và ném xôi lên mái nhà của người Giẻ Triêng
Người Giẻ Triêng sinh sống chủ yếu ở Kon Tum và Quảng Nam, có phong tục đón Tết cổ truyền là Cha Chả (còn được gọi là ăn than). Tục lệ này bắt nguồn từ quan niệm ngày Tết ai dính nhiều tro than nhất thì năm mới 2023 sẽ càng may mắn, phong đăng hoà cốc, mùa màng bội thu,....
Người Giẻ Triêng
Để có thể lấy được nhiều tro than, các thành niên trai tráng trong bản vào 26 hoặc 27 Tết sẽ lên rừng đốt củi và mang tro về làng. Còn phụ nữ ở làng sẽ thổi lửa nấu xôi, sau đó đem xôi chín vuốt lên cây giẻ khô đem đốt thành tro. Hai loại tro này vào ngày mùng 1 Tết sẽ được hất tung lên cao, người dính càng nhiều tro thì càng nhận về nhiều phước lành.
Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2023 - Xem Lịch nghỉ Tết 2023
· Tục không gói bánh chưng ngày chẵn của người Nùng
Người dân tộc Nùng cũng có phong tục gói bánh chưng, bánh tét đón Xuân mới như người Kinh. Tuy nhiên, người Nùng thường kiêng kỵ không gói bánh vào ngày chẵn bởi họ cho rằng việc này không đem lại may mắn, có thể gây ra một số hậu quả xấu như ruộng nương sạt lở, mùa màng bị phá hoại bởi chim chóc, sâu bọ,... Bên cạnh đó, người Nùng cũng sẽ dán giấy đỏ lên trên các công cụ lao động và trên các gốc cây quanh nhà, mục đích cầu thần linh phù hộ năm mới mùa vụ suôn sẻ, bội thu.
· Tục gọi trâu về ăn Tết của người Mường
Người Mường sống tại Hòa Bình vào đêm giao thừa có tục lệ gõ mõ đốt đuốc đi gọi vía trâu. Đồng thời họ cũng treo bánh lên các dụng cụ làm nông như cày bừa, cuốc xẻng, đòn gánh,... để cùng ăn Tết với gia đình. Tập tục này có ý nghĩa trả ơn vật nuôi đã vất vả, trung thành với gia chủ cấy cày quanh năm. Bên cạnh đó, người Nùng cho rằng con trâu hay dụng lao động cũng cần được nghỉ ngơi sau những tháng ngày vất vả trên ruộng đồng.
Tục gọi trâu về ăn Tết của người Mường
3. Phong tục cầu tình duyên
· Tục vỗ mông của người H'Mông
Lễ hội Sải Sán hay Gầu Tào (hội cầu phúc) là lễ hội lớn nhất năm thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người H'Mông. Trong đó, các hoạt động như ném pao, hát ống, hát giao duyên, múa khèn, múa ô,… là hoạt động cầu duyên được yêu thích nhất. Thanh niên trai gái H'mông ngày đầu năm mới 2023 hay tụ tập dưới chân núi đón Xuân, vui Xuân. Nếu để ý cô gái nào đó, các chàng trai sẽ vỗ mông cô gái ấy và tìm chỗ tâm tình thâu đêm suốt sáng.
· Lễ bắt chồng ở Tây Nguyên
Đồng bào các dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho... sinh sống ở Tây Nguyên mỗi dịp Tết đến Xuân về chính là mùa lễ hội bắt chồng. Phong tục bắt chồng phải diễn ra ban đêm, nếu thích chàng trai nào sẽ về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Sau đó, cô gái sẽ cùng người lớn trong nhà đến nhà trai dạm hỏi, nếu có sự đồng thuận của cả hai bên thì cô gái sẽ đeo nhẫn cho chàng trai coi như là đã đính hôn.
· Lễ hội gội "tằng cẩu" của người Thái trắng
Người Thái Trắng ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên vào ngày 30 Tết sẽ rủ nhau đến suối buông tóc gội đầu. Họ quan niệm rằng mái tóc sạch sẽ cũng là điềm kém may mắn, xui rủi được thả trôi theo nước. Sau khi lễ hội gội tằng cẩu kết thúc là lúc đến cuộc vui đua thuyền cho nam thanh nữ tú. Ngoài ra, họ còn tổ chức xòe vòng và ném còn kể kết duyên cho nam nữ.
Trên đây là một số phong tục độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền của các dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ Quốc. Những nét truyền thống này nên được gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ để càng làm phong phú, đa dạng cho ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam.
Thông tin doanh nghiệp
Website: https://xemvanmenh.net/
Fanpage: https://vi-vn.facebook.com/xemvanmenh.net/
Pinterest: https://www.pinterest.com/xemvanmenhcuocdoi/
Email: hotro.xemvanmenh@gmail.com