• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
Chủ Nhật, 11/05/2025, 07:05 (GMT+7) EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật
Thứ Bảy, 23/11/2024, 15:03 (GMT+7)

Dủ dẻ mộng mơ

Ngày bé, tôi hay theo đám bạn quê lên ngọn đồi nhỏ sau nghĩa trang liệt sĩ của huyện lượm củi khô về phụ mẹ nấu cơm. Dường như mọi sinh hoạt của bọn trẻ con chúng tôi chỉ quanh quẩn ở những ngọn đồi này, tất cả ký ức tuổi thơ được viết nên bởi cỏ cây, lau lách và tiếng chim gù. Tuổi thơ của chúng tôi gắn với những triền đồi quanh năm đẫm mùi cỏ dại và cứ thế trôi đi trong hương đồng gió nội, tưởng như rất hẹp mà lại rộng rãi vô cùng.

Vốn là một đứa trẻ lắm mộng mơ, tôi mê mẩn và đắm đuối với mùi hương dủ dẻ. Cái mùi hương dìu dịu, hiền lành và mỏng mảnh ám ảnh đến lạ. Khi mà lũ bạn cố gắng nhặt nhạnh từng cọng củi khô để lèn cho chặt bó thì tôi thong dong, nhẩn nha đi tìm hoa dủ dẻ. Tôi lần theo cái mùi hương thanh nhẹ ấy rồi quên đi hết thảy mọi thứ xung quanh. Với tôi, đi lượm củi chỉ là cái cớ để được thỏa thích với niềm đam mê dủ dẻ cho nên bó củi của tôi bao giờ cũng hẻo nhất, lũ bạn hiếu thắng nhìn tôi vừa ái ngại vừa hãnh diện vì bó củi no căng của mình và khi đã quen, chúng không thèm hơn thua đủ với tôi nữa và chúng gọi tôi là “dủ dẻ mộng mơ”. Ừ thì “dủ dẻ mộng mơ”, tôi tự nhủ và khẽ mỉm môi cười thích thú.

Chiều trung du thật đẹp. Dưới chân những quả đồi là những thửa ruộng vuông có, chữ nhật có, hình thang và tam giác cũng có nối nhau trông xa hệt như một bàn cờ phá cách khổng lồ. Mùa lúa chín, cả cánh đồng như một thảm tơ vàng óng, sóng sánh trong ánh chiều buông. Tôi rất thích ngồi dưới lùm cây dủ dẻ, vừa hít hà cái mùi hương dịu nhẹ của lá của hoa, vừa ngắm nhìn cái phố huyện nhỏ nhắn đơn sơ nhưng cất giữ bao nhiêu là kỷ niệm tuổi thơ mình, vừa lặng lẽ tận hương cái mùi vị quê hương trong làn gió mỏng.

Những trang văn trong tôi đã được mở ra từ cái không gian yên bình ấy, từ dáng đi tất tả của những người mẹ người chị lam lũ gánh gồng sản vật nhà nông trên con đường đất sỏi bazan cho kịp phiên chợ sớm rồi lại tất tả quay về cho kịp đổi công trồng mì, cấy lúa. Những trang văn trong tôi được mở ra từ tiếng cười giòn tan, trong veo của đám bạn nghèo giữa cái tiết heo may se se lạnh trên sườn đồi trong ánh hoàng hôn dìu dịu nắng. Những trang văn trong tôi được mở ra từ những trái sim chín mọng, từ những cọng củi khô nhẹ bẫng, từ những vết xước gai mắc mèo sắc nhọn... Và, tôi thầm cảm ơn quê hương đã tiếp sức cho tôi để những trang văn viết về cây lúa của tôi được ghi dấu trên bảng vàng giáo dục quốc gia năm tôi mười lăm tuổi. Tôi cảm ơn mùi hương dủ dẻ mộc mạc, thanh khiết đã giữ cho tâm hồn tôi trở nên mềm mại, bình yên cho đến tận bây giờ, dù tôi có phải trải qua bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống.

Ngọn đồi nhỏ vẫn nằm im sau nghĩa trang liệt sĩ, cây lá vẫn xanh và dưới chân đồi lúa vẫn óng vàng khi mùa gặt đến. Nhưng thị trấn nhỏ của tôi đã khang trang và tấp nập hơn nhiều, không còn những con đường đất sỏi phủ đầy bụi đỏ. Mỗi lần trở về quê, tôi đều không quên ngước nhìn về phía ngọn đồi nhiều thương nhớ ấy và trong giấc mơ tôi, mùi cỏ dại xen lẫn với mùi hoa dủ dẻ vẫn quấn quýt quanh tôi, dẫn tôi về với những vùng ký ức trong veo trong vắt ấy.

TRẦN THU HÀ

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Nhà thơ Tạ Văn Sỹ: Tôi tâm phục, khẩu phục thơ trẻ  (23/11/2024)  
Triển khai Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54  (22/11/2024)  
Quy hoạch quảng cáo ngoài trời: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng cáo, đảm bảo mỹ quan đô thị  (21/11/2024)  
Liên hoan âm nhạc toàn quốc năm 2024: Bình Định đoạt 1 HCB, 1 giải B  (21/11/2024)  
Công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn  (21/11/2024)  
“Ðánh thức” bảo vật quốc gia  (20/11/2024)  
UNESCO nâng mức bảo vệ 34 di sản vì cuộc chiến Israel - Hezbollah  (20/11/2024)  
Nỗ lực đưa văn học, nghệ thuật địa phương vào trường học  (18/11/2024)  
Tây Sơn trao thưởng Chương trình phát thanh cơ sở năm 2024  (17/11/2024)  
Bảo tồn và phát huy những vũ khúc xưa  (16/11/2024)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang