• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
Thứ Bảy, 10/05/2025, 03:00 (GMT+7) EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Diễn Đàn
Chủ Nhật, 19/10/2014, 19:22 (GMT+7)

Chăm lo đời sống người lao động trong các KCN, KKT

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 3 khu công nghiệp (KCN) lớn là KCN Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hòa và Khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội với hàng trăm doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, thu hút hàng vạn lao động làm việc. Các KCN, KKT đã tạo ra một lượng lớn việc làm, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, đào tạo đội ngũ công nhân mới, có trình độ kỹ thuật, kỷ luật cao.

Tuy nhiên, theo phản ánh của Ban Quản lý KCN tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh, hiện tiền lương của công nhân nhìn chung đều thấp, chưa đủ trang trải cho cuộc sống của bản thân và gia đình; một số DN còn tình trạng nợ lương nhiều tháng liền, làm cho đời sống người lao động (NLĐ) càng khó khăn hơn. Tình trạng nợ, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội cũng rất lớn. Tính đến ngày 30.6.2014, tổng số nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên toàn tỉnh là hơn 67 tỉ đồng, trong đó riêng các KCN tỉnh nợ hơn 19,9 tỉ đồng (Báo Bình Định số ra ngày 5.10). Tình hình nhà ở, nhà nghỉ trưa cho NLĐ hiện cũng còn nhiều khó khăn. Đời sống văn hóa tinh thần của NLĐ nghèo nàn, thiếu thốn.

Khi đời sống vật chất, tinh thần khó khăn, thiếu thốn thì NLĐ khó mà an tâm làm việc; khó mà gắn bó với DN. Và đó là lý do vì sao công nhân thường bỏ việc, “nhảy việc” khi có điều kiện; khiến nhiều DN thiếu lao động, khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất. Và đó cũng là lý do dẫn đến những khiếu kiện phức tạp giữa đơn vị sử dụng lao động và NLĐ, làm đau đầu các cơ quan chức năng.

Để không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ ở các KCN, KKT, cần thực hiện nghiêm túc chế độ lương tối thiểu vùng trong các DN thuộc các thành phần kinh tế; đồng thời phải đăng ký quỹ lương với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công khai tổng quỹ lương với NLĐ. Khuyến khích hình thành cơ chế đối thoại, thỏa thuận giữa NLĐ, tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động về tiền lương, tiền thưởng, làm thêm giờ, phụ cấp và định mức lao động. Các cơ quan chức năng nhà nước và tổ chức công đoàn cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; xử lý nghiêm các DN xâm phạm quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với NLĐ. 

Nhà nước cần có chính sách, quy định bắt buộc các chủ DN ở các KCN, KKT phải có trách nhiệm tham gia giải quyết nhà ở cho NLĐ thông qua việc đóng góp tài chính hoặc tự xây nhà ở cho NLĐ thuê, mua. Cần có chính sách ưu đãi thích đáng cho DN đầu tư xây dựng nhà ở tại các KCN, KKT; nhất là những chính sách tạo điều kiện về quỹ đất, miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa cho NLĐ trong các KCN, KKT. Chú trọng xây dựng văn hóa DN, phát huy vai trò của các DN trong việc tham gia xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân, lao động. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, khu nhà trọ có đông công nhân, lao động. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong cộng đồng dân cư và trong DN. Nhà nước cần thể chế hóa các quy định, xác định trách nhiệm rõ ràng đối với các cấp chính quyền, các DN trong việc chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho NLĐ tại các KCN, KKT.

Ngọc Minh

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Trị “bệnh hoành tráng”  (18/10/2014)  
Giảm nghèo bền vững  (17/10/2014)  
Giải quyết việc làm cho người lao động  (12/10/2014)  
“Chìa khóa” tăng lương!  (11/10/2014)  
Cốt lõi là sản xuất  (10/10/2014)  
Tăng cường giám sát và phản biện xã hội  (5/10/2014)  
Một câu chuyện buồn!  (4/10/2014)  
Giảm... nhưng vẫn còn lo!  (3/10/2014)  
Chống “bệnh thành tích” trong thi đua, khen thưởng  (28/9/2014)  
Nơi quy tụ lòng dân!  (27/9/2014)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang