• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
Thứ Sáu, 09/05/2025, 21:12 (GMT+7) EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Bút ký - Phóng sự - Nhân vật
Chủ Nhật, 06/12/2015, 19:29 (GMT+7)

Nghề làm chổi dừa ở xứ dừa

Về xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những phụ nữ miệt mài bên khung gỗ giữa những bó cọng dừa, chổi dừa thành phẩm xếp lớp trong nhà, ngoài sân. Cách đây gần 20 năm, nghề làm chổi dừa tự phát xuất hiện ở thôn Lương Thọ 2, còn nay thì hàng trăm hộ gia đình trong xã gắn bó với nghề phụ mà cho thu nhập chính này. Từ bàn tay khéo léo của người dân, cây chổi dừa Hoài Phú đi xa, và mang về cho xã sự no ấm, ổn định, giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững.

Cơ sở sản xuất chổi dừa của chị Phạm Thị Ty có khoảng 30 lao động nữ làm việc thường xuyên, một số làm việc tại cơ sở, một số nhận nguyên liệu mang về nhà làm.

Bền bỉ với nghề

Tại cơ sở sản xuất chổi dừa của chị Phạm Thị Ty, 33 tuổi, ở thôn Lương Thọ 2, mọi người làm việc miệt mài, nhịp nhàng. Không hối hả bởi phải khéo léo mới có thể “hô biến” bó cọng dừa thành một chiếc chổi sắc sảo, nhưng vẫn rất khẩn trương, bởi mỗi ngày, cơ sở này xuất bán khoảng 2.000 cây chổi.

Vừa làm, bà Nguyễn Thị Tường, 62 tuổi, vừa kể: “Hơn chục năm trước, vợ chồng tôi chỉ có 3 sào ruộng, làm cật lực mà không đủ lo cho 4 đứa con. Cuộc sống khó khăn, tôi học nghề bó chổi ở người quen trong xóm với mong muốn kiếm thêm đồng bạc mua mắm, mua cá cho các con, nào ngờ nó mang lại nguồn thu chính cho gia đình từ đó tới nay”.

Lúc mới vô nghề, mỗi ngày bà Tường chỉ làm được 20 - 30 cây chổi, còn giờ mỗi ngày trên dưới 100 cây là chuyện thường. Với nhiều người, khi làm chổi phải có cái cân bên cạnh, để định lượng nguyên liệu cho chính xác, riêng bà, chỉ cần chủ cơ sở yêu cầu bao nhiêu lạng/cây là bà “bách phát bách trúng”. Từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc, gia đình bà Tường nay đã có nhà cửa khang trang, con gái và con dâu bà không chỉ theo nghề mà còn mở cơ sở sản xuất chổi dừa.

Nghề làm chổi dừa cho thu nhập ổn định bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.

Người dân Lương Thọ 2 nói “chắc bắp”, thôn có trên 320 hộ thì hộ nào cũng làm nghề này, ít nhất là có 1 người làm. Các công đoạn để làm ra cây chổi dừa gồm: phân loại cọng dừa, bó, quấn dây, tỉa đầu cây chổi, chất lên xe chở đi tiêu thụ, tùy sức mà người già, người trẻ đều có thể đảm nhiệm ít nhất là một khâu. Và ngoài Lương Thọ 2 thì 4 -5 thôn khác trong xã (toàn xã có 9 thôn) cũng có người tìm học nghề và nhận hàng về làm để kiếm thêm thu nhập, chủ yếu là phụ nữ. Chị Phan Thị Kim Thư, 33 tuổi, ở thôn Cự Lễ, tâm sự: “Tôi làm nghề này được 6 năm, chồng thì làm thợ hồ. Trước đây, tôi đi may, nay làm chổi dừa tuy nhọc công hơn nhưng có thời gian chăm sóc gia đình mà thu nhập cũng được 3 triệu đồng/tháng”.

Ở Hoài Phú, hiện có 3 cơ sở làm chổi dừa quy mô lớn với tổng sản lượng khoảng 5.000 cây chổi/ngày, còn lại khoảng chục cơ sở nhỏ, kiểu 3 - 4 người rủ nhau cùng làm. Người làm chổi có thể  kiếm được 70.000 - 100 ngàn đồng/ngày.

Người đem nghề về quê

Được mọi người mách bảo, tôi tìm tới nhà cụ Lê Thị Tình, người đầu tiên đưa nghề bó chổi dừa về Hoài Phú. Đã gần 80 tuổi, song trông cụ khá khỏe mạnh, đẹp lão. Thời trẻ, cụ bà làm nghề buôn đường, rồi chuyển sang thu mua cọng dừa đem ra Quảng Ngãi bán, và học lỏm nghề này. Cụ Tình hồi tưởng: “Hồi đó, tôi xin học nghề đàng hoàng thì người ta biểu phải trả 1 chỉ vàng. Tôi tiếc tiền nên mỗi lần đưa xe chở cọng dừa đến giao cho các cơ sở này thì nán lại dò hỏi, học lóm. Sau đó, tôi đặt đóng hai khung gỗ mang về để vợ chồng cùng làm chổi, không còn đi buôn chuyến vất vả nữa”.

Cụ Tình giờ không làm chổi nữa, nhưng có con gái và con dâu nối nghiệp. Khi tôi đề nghị được xem cụ trổ tài xưa, cụ cười bảo: “20 năm qua, cách bó chổi vẫn vậy, có khác chút là giờ người ta làm theo định lượng nguyên liệu mà các thương lái đặt hàng, bó cây chổi nặng 3 lạng, 5 lạng hoặc 7 lạng. Từ đó, các thợ lành nghề không phải đến cơ sở nữa mà nhận cọng dừa về làm tại nhà. Hiện nay, chổi được bó bằng dây dù hoặc dây cước, bện thêm tàu dừa cho cứng cáp hơn, dùng được lâu bền hơn. Người kinh nghiệm càng nhiều thì cây chổi bó xong sẽ chắc chắn và sắc sảo hơn”. Nói rồi, cụ ngồi vào khung gỗ, “múa” đôi tay, những cọng dừa và sợi dây cứ theo đôi tay của cụ mà kết chặt lại. Khoảng hơn 5 phút, cụ đã cho ra một chiếc chổi dừa hoàn hảo.

Chị Ty cân, kiểm tra chất lượng chổi dừa trước khi thương lái đến lấy hàng.

Theo cụ Tình, giờ nghề chổi dừa phát triển không chỉ trong xóm, thôn mà cả xã cùng làm nên lãi không nhiều như xưa. Trước đây, các cơ sở bỏ sỉ lãi được 400- 500 đồng/cây chổi, giờ chỉ bằng 1/4.

Tìm hướng mở cho nghề

Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cọng dừa, trước, các cơ sở làm chổi dừa ở Hoài Phú phải đi tìm mua nguyên liệu tận Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau, Quảng Nam, nay chỉ cần gọi điện, thương lái cho xe chở hàng giao tận nơi. Nghĩa là nghề làm chổi nơi đây đã chuyên nghiệp hóa được một bước.

Bà Huỳnh Thị Nguyệt, 50 tuổi, con gái của cụ Tình, có thâm niên 15 năm theo mẹ buôn cọng dừa, sau chuyển sang mở cơ sở nhỏ làm chổi tại nhà, kể: “Chổi dừa ở xã làm ra chủ yếu cung cấp cho thị trường miền Trung, nhiều nhất ở Đà Nẵng, Quảng Nam, với giá bán sỉ từ 6.000 - 7.000 đồng/cây”. Hiện nay, dù làm ăn khó khăn hơn trước nhưng nguồn thu nhập từ nghề bó chổi dừa không chỉ giúp cho gia đình bà Nguyệt tạo dựng cơ ngơi riêng mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động. Còn chị Phạm Thị Ty thì cho biết thêm: “Nghề chổi dừa ở Hoài Phú đã tạo được uy tín với nhiều khách hàng ở khắp các tỉnh. Hiện tại, cơ sở của tôi cung cấp cho thị trường 3 loại sản phẩm chủ yếu: chổi đặc biệt (đặt hàng trước mới có) rất dày và đẹp, chổi thường và chổi nhỏ để quét bếp”.

Nghề chổi dừa còn tạo việc làm bán thời gian cho lao động nam với các công việc: thu gom, vận chuyển thành phẩm từ các hộ dân đến cơ sở.

Tôi đem hình dung về một làng nghề truyền thống trù phú mang thương hiệu “Chổi dừa Hoài Phú” ra trao đổi với ông Đào Hoàng Thanh, Chủ tịch UBND xã Hoài Phú, và được ông chia sẻ: “Chổi dừa là sản phẩm thân thiện với môi trường và nghề làm chổi dừa được duy trì ở xã từ hơn 20 năm nay, đem lại nguồn lợi nhuận khá cho các cơ sở và giải quyết việc làm ổn định cho lao động nông thôn. So với các nghề truyền thống khác tại địa phương, nghề này khá bền vững nên nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn phát triển với quy mô lớn”.

Tuy vậy, ông Thanh cũng nhìn nhận, có hiện tượng một số cơ sở nhỏ lẻ, sản xuất manh mún nên bị ép giá, thiếu hụt nguồn nguyên liệu, khiến cạnh tranh khó khăn. “Vì vậy, chính quyền xã vẫn đang tiếp tục vận động, thuyết phục các hộ, cơ sở này mở rộng sản xuất, hỗ trợ họ vay vốn, tiến tới phát triển nghề bền vững và xây dựng làng nghề, góp phần đáng kể vào phát triển KT-XH địa phương”.   

Bài, ảnh: HẢI YẾN

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(10)
Cung cấp nguyên liệu bó chổi

Mình cung cấp nguyên liệu, cho mình xin số của cơ sở bó chổi

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Bán hàng

Bạn nào có nhu cầu mua chổi dừa có thể liên hệ số điện thoại 0984902707.

Văn dũng
Mua chổi sỉ

Tôi muốn xin số điện thoại của cơ sở để mua số lượng lớn. Cám ơn. Điện thoại liên hệ: 0919168689

thucnhi
Cần mua chổi dừa số lượng lớn

Tôi cần mua chổi dừa số lượng lớn. Hãy liên hệ với Hùng. Điện thoại: 0911234979

Hùng
mua chổi

mình cần mua số lượng lớn lh mình.01666066645 hoac.gmail:nguyenduckhue2208@gmail.com

khuê
Xin địa chỉ của cơ sở trên

Cho mình xin sdt của cơ mình với..mình có nhu cầu đặt hàng sll..có gì lh mình sdt: 0985047802

Huynh hào
Mua số lượng lớn hơn 2000 chiếc giá sĩ .

Cho mình xin số điện thoại. Mình ở hoài hương . Cần gấp. Liên hệ mình . 01655499535 gặp vỹ.

Vỹ
can mua choi cong dua so luong lon

Cho em xin so dt cua co so sx choi dc k?

nguyen van tanm
mua hàng

Vui lòng cho tôi địa chỉ cơ sở này dd không

hoàng văn dũng
khách hàng

Em ở hà tĩnh giao hàng tận nhà giá một cây chổi bao nhiêu hả, e lấy số lượng lớn

dũng
  • < Trước
  • [1]
  • Tiếp >
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Ghi chép ở làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu  (29/11/2015)  
Nuôi bò lai, “hái” ra tiền  (22/11/2015)  
Gian khổ biết dành phần ai…  (15/11/2015)  
Tìm đất trồng hoa Tết  (8/11/2015)  
Chả cá ký sự  (1/11/2015)  
Thiết Ðính Bắc xanh và giàu  (25/10/2015)  
Người miệt mài “điền dã vào miền xưa”  (18/10/2015)  
Tôi không có gì nuối tiếc khi về Quy Nhơn  (4/10/2015)  
Xanh một miền rừng  (27/9/2015)  
Một đời hát bội  (20/9/2015)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang