Các CHXD trong khu dân cư:
Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Ở tỉnh ta hiện có không ít cửa hàng xăng dầu (CHXD) không đảm bảo quy chuẩn về khoảng cách an toàn, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn.
Theo tiêu chuẩn thiết kế được quy định với những CHXD, khoảng cách từ nơi mua bán xăng, dầu tới khu vực dân cư tối thiểu phải đạt 100m, các công trình dân dụng không dưới 10m, các công trình công cộng không dưới 50m. Quy định là vậy, song thực tế có khá nhiều trạm CHXD đặt trong khu dân cư.
Đơn cử như CHXD Giang San nằm ở ngã 3 giữa đường Trần Phú (phường Bình Định, thị xã An Nhơn) với QL 1A. Cây xăng này nằm lọt thỏm giữa khu vực dân cư, “liền lưng, liền vách” với nhiều nhà dân, mặt bằng lại khá chật chội.
Một cơ sở kinh doanh xăng dầu khác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ là CHXD số 1 - DNTN Trường Úc nằm trên QL 19, thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước), diện tích khá chật hẹp, lại nằm ngay trong căn nhà cấp 4 chật hẹp, chỉ cách nhà dân xung quanh chừng vài mét.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Tấn Thành, Phó Trưởng phòng Quản lý Thương mại Sở Công Thương, cho biết: Tính đến cuối tháng 7.2013, Sở đã cấp phép hoạt động cho 233 cây xăng, dầu trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại một số CHXD cũ, thuộc loại cửa hàng cấp 3 được xây dựng cách đây nhiều năm đã xuống cấp theo thời gian và không đảm bảo an toàn. Theo Quyết định số 1665/QĐ - BCT ngày 5.4.2012 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống CHXD dọc tuyến QL 1A, trên địa bàn tỉnh ta có 3 CHXD nằm trong diện buộc phải cải tạo, nâng cấp, gồm: CHXD Minh Chánh, CHXD Đức Lung (xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn) và CHXD Tấn Phát (thôn Mỹ Điền, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước). Các CHXD này không đáp ứng điều kiện quy hoạch phát triển tiêu chí xây dựng CHXD loại 3. Riêng CHXD Hòa Hiệp 5 (phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn), hạn cuối đến hết năm 2015, phải di dời đến địa điểm khác do không đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và đường sắt. Tuy nhiên, đến nay, chỉ mới có CHXD thuộc DNTN Đức Lung đã hoàn thành công tác nâng cấp, cải tạo.
Theo Phòng Cảnh sát PCCC (CA tỉnh), mới đây, từ ngày 1 đến ngày 8.7.2013, đơn vị đã phối hợp với Sở Công Thương tiến hành kiểm tra 28 CHXD trọng điểm (chủ yếu nội thành và nội thị) trên địa bàn tỉnh. Có 11 CHXD cần phải nâng cấp, cải tạo hoặc di dời để đảm bảo an toàn (trong đó có CHXD Giang San và CHXD số 1 - DNTN Trường Úc). Bên cạnh đó, đơn vị cũng phát hiện 82 vấn đề vi phạm liên quan đến PCCC của các cửa hàng, lập biên bản và xử phạt hành chính 4 CHXD.
Tại nhiều điểm kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh ta, trang thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) còn thô sơ, lạc hậu với chỉ vài bình chữa cháy nhỏ; hệ thống điện cũ kỹ, việc thực hiện quy trình nhập xăng, dầu nhiều khi rất cẩu thả. Trong khi đó, không ít người khi đến đổ xăng tại các trạm KDXD vẫn thản nhiên nghe điện thoại di động, hút thuốc lá, không tắt máy xe... Các yếu tố này khiến khu vực có cây xăng dầu đối diện với nguy cơ cháy nổ cao.
Thượng tá Trần Xuân Chí - Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC CA tỉnh, cho biết: “Đa số các CHXD mới xây dựng đều tuân thủ các quy chuẩn về an toàn PCCC. Tuy nhiên, vẫn còn không ít cây xăng được xây dựng từ rất lâu, nên tồn tại một số bất cập, không đảm bảo an toàn. Chúng tôi đang tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật PCCC; hướng dẫn các chủ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (KDXD) khắc phục một số yếu điểm về an toàn cháy nổ. Về lâu dài các cây xăng thiếu an toàn thì buộc phải cải tạo, nâng cấp hoặc di dời, nhưng cần phải có lộ trình thích hợp”.
Để việc kinh doanh xăng dầu an toàn, các cơ quan chức năng của tỉnh cần rà soát, quy hoạch hệ thống KDXD trên địa bàn tỉnh. Qua đó, kiên quyết loại bỏ những điểm KDXD không đảm bảo kỹ thuật, không an toàn cháy nổ.
TRỌNG LỢI
Tôi là Lưu Thị Yến, chủ DNTN Giang San và CHXD Giang San xin có vài ý kiến phản hồi bài viết "Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ" như sau: 1/ Cây xăng của tôi hiện tại không phải “ lọt thỏm giữa khu vực dân cư, “liền lưng, liền vách” với nhiều nhà dân”” như tác giả đã viết, mà thực tế chỉ có một nhà dân bên cạnh, nhưng cách trụ bơm gần 15m, và có tường ngăn cách chịu lửa (theo quy chuẩn mới nhất – QCVN 01 : 2013/BCT – thì chỉ cần cách 5m) 2/ Mặt bằng của cây xăng không phải “lại khá chật chội” như tác giả đã viết, mà là rất rộng so với quy chuẩn hiện hành (theo quy chuẩn hiện hành, CHXD cấp 3 nội thị chỉ cần mặt tiền 20m, với diện tích 300m2, nhưng CHXD Giang San có mặt tiền gần 50m với diện tích 577,33m2)
4. Theo Quy chuẩn mới nhất (QCVN 01 : 2013/BCT), khoản 3, điều 6 có qui định: Đối với các hạng mục công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không bao gồm nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình công cộng) có bậc chịu lửa I, II, trường hợp mặt tường về phía cửa hàng xăng dầu là tường ngăn cháy thì không yêu cầu khoảng cách an toàn từ hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu nhưng phải tuân thủ các quy định về xây dựng hiện hành nên việc “liền lưng, liền vách” không thành vấn đề. Điển hình là có rất nhiều cây xăng được nhà dân bao bọc xung quanh tường ngăn cháy của họ đang tồn tại, nhưng tác giả không đề cập đến, mà lại đưa diển hình CHXD Giang San chỉ có một nhà dân bên cạnh !
Xin chân thành cám ơn tác giả đã viết bài này vì dù sao thì đây cũng là điều tốt cho phòng chống thảm hoạ cháy nổ. Chỉ xin tác giả xem lại vài chi tiết như sau: 1.Theo QCVN 07:2010/BXD thì Khoảng cách an toàn từ tường rào trạm xăng dầu đến chân các công trình công cộng tụ họp đông người (trường học, công trình thể thao, nhà hát, chợ và các công trình công cộng tương tự), di tích lịch sử - văn hóa tối thiểu là 100m, chứ không phải khoảng cách từ nơi mua bán xăng, dầu tới khu vực dân cư tối thiểu phải đạt 100m. Theo TCVN 4530:2011 thì Khoảng cách an toàn từ cột bơm và cụm bể đến ranh giới công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài khu vực cửa hàng đối với cửa hàng cấp 3 có bậc chịu lứa I; II là không dưới 5m 2. Hiện tại thì Trạm xăng dầu Giang San chưa nằm lọt thỏm giữa khu vực dân cư và cũng không phải “liền lưng, liền vách” với nhiều nhà dân (chỉ tiếp với 1 nhà dân duy nhất, nhưng cũng qua trung gian nhà ở, còn phía sau thì hoàn toàn trống), nhưng tương lai thì sẽ lọt t