Chuyển biến trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Vĩnh Thạnh
17:12', 13/5/ 2003 (GMT+7)

Lễ hội của người Ba na Vĩnh Thạnh

Trong những năm qua, ngành VHTT-TT huyện Vĩnh Thạnh đã có nhiều nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã từng bước nâng lên. Số hộ có nhà ngói chiếm hơn 90%, các loại phương tiện nghe nhìn như radio, truyền hình đã được phủ sóng ở hầu hết các địa phương nhờ chương trình phủ sóng của Đài truyền hình Việt Nam cùng với việc cung cấp thiết bị, máy móc. Hiện nay các thôn, bản đều được xem chương trình truyền hình của Trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, vẫn còn một số thôn, bản vùng sâu, vùng xa như làng O2 (xã Vĩnh Sơn), làng O5 (xã Vĩnh Kim)... đời sống kinh tế của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, các hoạt động văn hóa chuyên nghiệp của Nhà nước không với tới, làm cho đời sống tinh thần của bà con ở đây nghèo nàn. Khắc phục tình trạng này, trong những năm qua, Trung tâm VHTT-TT huyện đã có nhiều cố gắng trong việc đưa văn hóa về cơ sở; đó là việc đẩy mạnh hoạt động của Đội Thông tin tuyên truyền huyện ở các bản làng xa xôi. Ông Từ Thanh Long, Giám đốc Trung tâm VHTT-TT huyện, cho biết: “Việc lồng ghép lời ca điệu múa gắn với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương được bà con hoan nghênh. Hàng năm đội đã phục vụ hơn 30 điểm, đạt hiệu quả cao”.

Trung tâm VHTT-TT huyện đã thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần và vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh - thiếu niên, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Đồng thời, đẩy mạnh các phong trào của địa phương, hiện nay mỗi xã, mỗi trường học đều có hạt nhân văn nghệ, đây là lực lượng thường xuyên tham gia các cuộc hội thi, hội diễn văn nghệ các cấp. Trong năm 2002, Đội văn nghệ quần chúng của huyện đã đạt nhiều giải cao tại các kỳ hội diễn văn nghệ quần chúng cấp tỉnh, đánh dấu sự khởi sắc của đời sống văn hóa cơ sở của một huyện miền núi còn nhiều khó khăn.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được tuyên truyền và triển khai tích cực đến 46/46 thôn, bản trong toàn huyện, trong đó năm 2002 số hộ đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa là 3.884 hộ, đạt 73,06%. Cuộc vận động đã thực sự đi vào lòng dân, phát huy tích cực trong việc bài trừ các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, góp phần giữ gìn các phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương. Nổi bật trong việc xây dựng làng văn hóa là các làng Tà Lok (Vĩnh Thịnh), làng Hà Ri (Vĩnh Hiệp), thôn Định Trường (Vĩnh Quang)... Tại những nơi này, các phong trào như bê tông hóa giao thông nông thôn, xây dựng các công trình vệ sinh, giúp nhau xóa đói giảm nghèo... có một bước tiến vượt bậc.

. Nguyễn Ngọc Anh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thư viện tuyến cơ sở: nỗi niềm ai tỏ  (12/05/2003)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập của cán bộ, đảng viên  (12/05/2003)
An Lão - sốt nấm “linh chi”  (11/05/2003)
Người hết lòng vì sự nghiệp khuyến học  (09/05/2003)
Xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà  (08/05/2003)
Ghi nhận từ hội thi “Văn hóa ẩm thực các món chay”  (07/05/2003)
Đánh bại cuộc hành quân Atlăng   (06/05/2003)
Luân chuyển cán bộ - bước đột phá mới  (06/05/2003)
Cơm bụi   (05/05/2003)
Karl Marx - một vĩ nhân  (05/05/2003)
Ý thức chấp hành Luật Giao thông được nâng lên  (04/05/2003)
Điểm sáng Phụng Sơn  (02/05/2003)
Ổ cờ bạc Vân Hà   (01/05/2003)
Chị Đâu…  (30/04/2003)
Phụ nữ và những điều kỳ diệu sau chiến tranh  (30/04/2003)