Bệnh viện đa khoa tỉnh: Quản lý kê toa từ đơn thuốc
10:39', 20/5/ 2004 (GMT+7)

Năm 1995, Quy chế "kê đơn và bán thuốc theo đơn" của Bộ Y tế được ban hành. Tiếp đó, Quyết định 1847/2003/QĐ - BYT tiếp tục ra đời, chỉ giới hạn việc lưu đơn đối với các thuốc gây nghiện. Tuy nhiên, dư luận vẫn băn khoăn về việc quản lý lỏng lẻo đối với việc kê đơn, bác sĩ có tiêu cực trong việc kê toa đơn thuốc.

 

Cuối năm 2002, Bệnh viện đa khoa tỉnh (BVĐKT) đã đề ra biện pháp kê đơn theo 2 liên cho các bác sĩ thực hiện. Và từ đó đến nay, tại mỗi phòng khám của bệnh viện đều lưu lại tất cả các loại đơn thuốc, không chỉ đối với thuốc gây nghiện mà với cả các đơn thuốc thường, thuốc độc A, B. Đơn thuốc này được in riêng với đầy đủ các thông tin từ họ tên người bệnh, địa chỉ, giới, chẩn đoán bệnh, đơn thuốc dùng cho đến khoản thuốc sử dụng và quy định rõ ràng họ tên, chữ ký của bác sĩ kê toa. Mỗi đơn thuốc được đánh số thứ tự, làm thành 2 liên theo hình thức ghi theo giấy than.

Khi người bệnh đến khám, bác sĩ phòng khám có nhiệm vụ ghi đầy đủ các thông tin trên, sau đó đưa 1 liên cho người bệnh, còn một liên nữa thì được lưu lại tại bệnh viện. Số liên thuốc lưu lại được Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện trực tiếp kiểm tra đột xuất, đối chiếu xem thuốc được kê có nằm trong danh mục thuốc thiết yếu, có đúng theo chỉ định, hàm lượng và liều lượng.

Theo bác sĩ Nguyễn Đồng - Phó giám đốc bệnh viện: "Việc kê đơn theo 2 liên sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong giám sát kê đơn và bán thuốc theo đơn. Đây cũng là một tiêu chí để bệnh viện đánh giá, xếp loại nên các bác sĩ cũng rất dè chừng. Đánh giá kết quả năm vừa qua, có đến 80% các đơn thuốc đúng quy định". Điều này có nghĩa là việc kê đơn theo 2 liên đã bước đầu tạo ra kết quả.

Tuy nhiên, thực tế mỗi ngày khoa khám bệnh viện phải khám đến hàng trăm người nên đôi lúc cũng không thể kiểm soát hết. Để thuận lợi và chính xác hơn, trong thời gian tới bệnh viện có kế hoạch trang bị hệ thống máy tính nối mạng nội bộ và lưu tất cả các đơn thuốc đó bằng máy.

Tất nhiên, cách làm này cũng không thể kiểm soát tuyệt đối như mong muốn. Thỉnh thoảng, cũng có vài đơn thuốc của bác sĩ bị vi phạm. Tuy nhiên, đây là một cách làm hay của BVĐKT đáng để cho các bệnh viện khác làm theo.

. Hiền Lê

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Xung quanh việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Y tế ở Bình Định: Không dễ triển khai   (19/05/2004)
Người thờ Bác Hồ trong vùng địch   (19/05/2004)
Ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội Bình Định tại diễn đàn Quốc hội khóa XI  (18/05/2004)
Cây đại thụ của đường Hồ Chí Minh  (18/05/2004)
Thi tốt nghiệp tiểu học năm học 2003-2004: Vì Luật nên... phải thi  (18/05/2004)
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục, nghĩ về nền giáo dục hiện nay   (17/05/2004)
Để trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng   (17/05/2004)
Chuyện ghi ở Trung tâm giáo dục lao động - xã hội Bình Định  (16/05/2004)
Những người sống cạnh… người chết  (14/05/2004)
Công nhân nhảy xưởng  (13/05/2004)
Thông tin thêm về vụ một học sinh tự tử tại An Lão: Tiếng nói của những người trong cuộc   (12/05/2004)
Công tác quy hoạch cán bộ: Những kết quả bước đầu   (12/05/2004)
Lấn chiếm đất đai ở Phú Hậu - S.O.S  (11/05/2004)
An toàn giao thông đường thủy: Còn quá nhiều nỗi lo!   (10/05/2004)
Một công dân ở Cát Chánh bị đánh "hội đồng"   (10/05/2004)