Công hội đỏ và những cuộc đấu tranh đầu tiên của CNLĐ Bình Định
10:3', 28/7/ 2004 (GMT+7)

Theo "Lịch sử Công đoàn và phong trào CNLĐ Bình Định 1930-1975" tháng 3-1930, Chi bộ Nhà đèn Quy Nhơn (do đồng chí Lê Xuân Trữ, công nhân kỹ thuật điện làm Bí thư) ra đời. Tháng 8-1930, Chi bộ Đảng tại Cửu Lợi (Tam Quan Nam) được thành lập (do đồng chí Nguyễn Trân làm Bí thư).

Đoàn cán bộ Liên hiệp Công đoàn Bình Định năm 1947

Thực hiện Chỉ thị của trên, các Chi bộ Đảng khẩn trương phát triển các tổ chức quần chúng và coi công tác vận động, giác ngộ công nhân là nhiệm vụ cần kíp. Đảng chỉ rõ những thủ đoạn áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, hướng dẫn công nhân lao động đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho mình.

Xuất phát từ yêu cầu lãnh đạo cách mạng, Công hội đỏ, tổ chức chính thức của công nhân lao động Bình Định ra đời. Gia nhập Công hội hồi đó gồm các đảng viên và quần chúng cảm tình, được tin cậy. Đến cuối 1930 số lượng hội viên có 20 người, chủ yếu ở Nhà đèn và ở xưởng STACA. Sau đó phát triển dần ra năm tổ ở các cơ sở khác như Gara Trần Sanh Thoại, xưởng mộc Tạ Xuân Lang, Hội xe vàng tức Công ty Nguyễn Thọ Thuật và một số công tư sở như Tòa sứ, Lục Lộ, Bệnh viện, hãng Vận tải đường thủy.

Cách thức hoạt động của Công hội rất đa dạng, khôn khéo; vận động lôi kéo công nhân đấu tranh từ việc nhỏ trong làm ăn, cách đối xử không tốt của chủ, đến rải truyền đơn, treo cờ búa liềm và xuống đường.

Sự ra đời của tổ chức Đảng và Công hội đỏ có ý nghĩa lớn đối với phong trào đấu tranh của CNLĐ. Từ đây, CNLĐ có sự lãnh đạo của Đảng, có tổ chức chính trị của mình, càng đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ quyền lợi, đòi quyền dân sinh, dân chủ.

Mở đầu cho phong trào những năm 1930-1931, là cuộc xuống đường của hàng trăm công nhân các ngành nghề ở Quy Nhơn và Hoài Nhơn rải truyền đơn, treo cờ Đảng, hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930, đòi giảm giờ làm, tăng lương cho công nhân; giảm sưu thuế, nợ lãi cho nông dân nghèo.

Ngày 10-9-1930 và tháng 10-1930 lại tiếp tục nổ ra các cuộc đấu tranh phản đối khủng bố trắng của đế quốc Pháp đối với cao trào Công-Nông Nghệ Tĩnh.

Năm 1931, nhân ngày Quốc tế Lao động, để phối hợp với việc rải truyền đơn, treo cờ ở Quy Nhơn, công nhân Nhà đèn đã khéo bố trí cắt điện sớm để bọn mã tà (Polico) và lính khỏi phát hiện.

Hệ thống tổ chức LĐLĐ tỉnh hiện có: 7 Ban, 2 đơn vị trực thuộc; 11 LĐLĐ huyện, thành phố, 4 Công đoàn ngành, 989 CĐCS với 51.743 đoàn viên. Trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có 254 CĐCS, 17.100 đoàn viên. Số CĐCS vững mạnh mỗi năm một tăng: năm 1996: 58,6%; 1997: 62,7%; 1998: 65,6%; 1999: 71,4%; 2000: 74%; 2001: 75,5%; 2002: 76,7% và 2003: 80%.

 Tiếp đó, vào lễ tết Tây (Quốc khánh nước Pháp) đêm 14-7-1931, nhiều truyền đơn được bí mật rải khắp các đường phố Quy Nhơn và ở một số vùng lân cận. Công nhân Nhà đèn lại làm mất điện trong thành phố kéo dài nhiều giờ, phá cuộc rước đèn do Pháp tổ chức.

Lo sợ trước phong trào đấu tranh của nhân dân mà tiêu biểu nhất là công nhân và nông dân, nên từ cuối 1930 đến suốt 1931 địch tăng cường khủng bố, đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng trong tỉnh. Chỉ tính từ tháng 11-1931 đến đầu năm 1932, đế quốc Pháp đã kết án tử hình 7 chiến sĩ cộng sản; xử tù khổ sai chung thân và đưa đi đày 47 cán bộ cách mạng; 150 người khác bị án giam tại nhà lao Quy Nhơn.

Các đợt đấu tranh 1930-1931 đánh dấu một bước phát triển của phong trào công nhân, lao động Bình Định, là thời kỳ mở đầu phong trào đấu tranh chính trị và kinh tế, trực diện đương đầu với bộ máy cai trị của kẻ thù dân tộc và giai cấp.

. Trần Ngọc

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Sôi nổi và hiệu quả  (28/07/2004)
Chuyện một người làm công tác đền ơn đáp nghĩa   (27/07/2004)
Uống nước nhớ nguồn   (27/07/2004)
Tấm lòng của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sĩ  (26/07/2004)
Ghi nhận qua phong trào thi đua của công nhân, lao động tỉnh Bình Định   (26/07/2004)
"Xuyên Á" qua vùng gió Lào   (26/07/2004)
Trước thềm năm học mới: Đồng phục học sinh có gì mới?  (26/07/2004)
Phụng Sơn có CLB Gia đình hạnh phúc   (23/07/2004)
Hành trang HĐND nhiệm kỳ 2004-2009 có gì mới?   (23/07/2004)
Dấu chân tình nguyện  (22/07/2004)
Đêm Trường Sơn huyền thoại   (21/07/2004)
Chuyện dân số ở xã đảo Nhơn Lý  (21/07/2004)
Có một lớp học không nghỉ hè   (20/07/2004)
Chất vấn không nhiều, giải trình minh bạch   (20/07/2004)
Tìm giải pháp cho giáo viên mầm non lớn tuổi hệ dân lập   (19/07/2004)