Khí thế Bình Định trong những ngày tháng 4-1975
17:7', 29/4/ 2003 (GMT+7)

Những ngày đầu tháng 4-1975, khi Bình Định và các tỉnh Trung bộ vừa được giải phóng thì cuộc chiến chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng các tỉnh Nam bộ và thành phố Sài Gòn - Gia Định đang trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Để tiếp sức cho những trận đánh quyết định ấy, cùng với nhân dân cả nước, quân dân Bình Định nhận nhiệm vụ và Lời kêu gọi từ Bộ Chính trị: Dốc hết toàn lực cho chiến trường miền Nam.

Ông Đinh Bá Lộc, nguyên Chính trị viên Tỉnh đội: Sau khi Bình Định giải phóng được vài ngày, Tỉnh đội nhận được lệnh của Quân khu 5 cung cấp các phương tiện chiến đấu như đạn, pháo, lương thực, thực phẩm… và quân tinh nhuệ đã được huấn luyện kỹ cho các lực lượng vũ trang tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Theo lộ trình, các lực lượng vũ trang phía Bắc hành quân vào Nam bằng đường biển và đường sắt sẽ ghé qua một trong những tỉnh ở miền Trung để tiếp nhận lương thực và phương tiện chiến đấu. Lúc ấy, quân dân Bình Định vừa đánh chiếm được nhà kho của quân đoàn 2 ngụy tại Quy Nhơn - nơi chứa lương thực, vũ khí của quân ngụy ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc nên lượng lương thực, phương tiện chiến đấu mà Bình Định đã cung cấp cho các lực lượng vũ trang đi qua Bình Định tương đối nhiều.

Ông Đào Ngọc Thanh, nguyên Phó chủ nhiệm hậu cần Sư đoàn Sao Vàng: đoàn Sao Vàng là đơn vị duy nhất của Quân khu 5 đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định vào những ngày trước giải phóng. Bởi vậy khi Bình Định giải phóng, anh em đơn vị chúng tôi rất phấn khởi. Niềm vui ấy chưa được bao lâu thì Sư đoàn được điều động vào chiến trường miền Nam để chuẩn bị cho trận đánh giải phóng các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Vũng Tàu. Hôm ấy, Sư đoàn Sao Vàng được Bình Định hỗ trợ thêm gần 250 bộ đội địa phương, hơn 100 chiếc xe ô tô của nhân dân ủng hộ, hàng chục tấn lương thực và nhiều phương tiện chiến đấu khác. Điều tôi ghi nhớ nhất là lúc Sư đoàn lên đường, hàng nghìn quân dân Bình Định đã hò reo cổ vũ động viên tinh thần chiến đấu cho anh em chúng tôi.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, trú tại phường Lê Hồng Phong (Quy Nhơn): Khi Bình Định giải phóng, gia đình tôi được sum họp ít ngày thì nhận được Lời kêu gọi của Bộ Chính trị và Tỉnh ủy động viên nhân dân tham gia đóng góp cho chiến trường miền Nam. Lúc ấy hầu hết người dân ở Quy Nhơn rất đồng tình ủng hộ, nhà ai có gì thì góp nấy miễn sao cả nước được giải phóng là mọi người vui. Riêng tôi, nhà có chiếc xe ôtô khách, tôi đã dùng nó để tham gia chở bộ đội đi vào Nam. Mặc dù không tham gia chiến đấu ở chiến trường, nhưng ít ra chuyến chở bộ đội vào Nam năm ấy là một kỷ niệm đáng nhớ và tự hào của đời tôi.

. Anh Tú (ghi)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những “Yết Kiêu” diệt Mỹ   (29/04/2003)
Khu Đông gạo trắng nước trong...  (29/04/2003)
Ngày Quốc tế lao động 1-5 – Lịch sử và ý nghĩa  (28/04/2003)
Nhơn Mỹ ngày ấy – bây giờ  (28/04/2003)
Nhiều doanh nghiệp còn bỏ ngỏ  (27/04/2003)
Nghề nạo vét cống  (25/04/2003)
Ăn Tết Lào trên đất Quy Nhơn  (24/04/2003)
Những cuộc hôn nhân chân trời - góc biển  (23/04/2003)
Nghề bán vé số  (23/04/2003)
Cái chữ ở làng Hà Văn Trên  (23/04/2003)
Mưu sinh nơi đất khách  (21/04/2003)
Mãi mãi sáng ngời những di sản tư tưởng vĩ đại của Lê-nin  (21/04/2003)
Số vụ tai nạn giao thông vẫn không giảm  (20/04/2003)
Mười năm thắp sáng những ước mơ  (20/04/2003)
Nhìn vào thị trường bảo hiểm xe máy  (18/04/2003)