Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ở Bình Định:
Hoạt động tư pháp đã chuyển biến rõ rệt
10:56', 3/6/ 2004 (GMT+7)

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp ở Bình Định, đến nay, hoạt động của ngành tư pháp Bình Định đã có sự chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả tốt hơn, phục vụ đắc lực cho việc cải cách tư pháp và cải cách hành chính của bộ máy nhà nước.

Một buổi tuyên truyền pháp luật tại một làng vùng cao Bình Định

Trước hết, có thể nói, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBPL) ở Bình Định đã có nhiều chuyển biến. Tỉnh đã chỉ đạo Hội đồng phổ biến pháp luật của tỉnh xây dựng kế hoạch TTPBPL hàng năm, xây dựng và định hướng nội dung TTPBPL. Việc TTPBPL được thực hiện dưới các hình thức, như: phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị chuyên đề về các lĩnh vực để TTPBPL cho tất cả các đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức; duy trì thường xuyên và không ngừng nâng cao chất lượng các chuyên mục "Pháp luật và đời sống" trên các phương tiện thông tin đại chúng, và biên soạn, phát hành các tài liệu về pháp luật.

Công tác TTPBPL còn được thực hiện thông qua công tác trợ giúp pháp lý, nhất là những đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở. Qua đó, đã tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật và thực hiện bào chữa cho hàng vạn lượt người có nhu cầu thuộc diện đối tượng chính sách và người nghèo. Cùng với việc triển khai thực hiện Đề án tổ chức năm tập trung đăng ký khai sinh và kết hôn, cán bộ tư pháp trực tiếp tuyên truyền cho từng người, từng hộ gia đình về nội dung Luật Hôn nhân và gia đình, và các văn bản khác về đăng ký hộ tịch.

Tỉnh cũng đã củng cố đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở. Đến nay đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có 37 người, cấp huyện 120 người, tuyên truyền viên cấp xã 608 người. Đội ngũ này thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn, để nâng cao kỹ năng TTPBPL và hoạt động đạt hiệu quả tốt.

Nhìn chung, trong công tác TTPBPL của tỉnh, nhiều hình thức TTPBPL mới đã được thực hiện, nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng, nâng cao cả về số lượng và chất lượng, truyền đạt kịp thời các quy định pháp luật đến quần chúng nhân dân, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Cũng qua thực hiện Nghị quyết 08, các cơ quan tư pháp của tỉnh đã tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Tỉnh đã ban hành chỉ thị và kế hoạch triển khai thực hiện nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự; đồng thời củng cố, kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo thi hành án dân sự ở các cấp; ban hành sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp. Đến nay, 11 Ban chỉ đạo cấp huyện và Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã đi vào hoạt động có nề nếp và phát huy hiệu quả.

Về củng cố, kiện toàn tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các ngành liên quan kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức phù hợp với tiêu chuẩn, năng lực của từng người; trên cơ sở đó đã xây dựng đề án kiện toàn tổ chức cán bộ ngành tư pháp đến năm 2005, xây dựng Đề án thành lập Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và Phòng Hộ tịch - Tư pháp (thuộc Sở Tư pháp); kiện toàn tổ chức các Phòng Tư pháp của các huyện, thành phố và đội ngũ chấp hành viên của các Đội Thi hành án và Phòng Thi hành án đảm bảo cơ bản đủ về số lượng về biên chế và chất lượng theo yêu cầu. Ngành tư pháp tỉnh đã thành lập các Ban Tư pháp xã, với 155 cán bộ tư pháp chuyên trách ở các xã. Tỉnh còn làm tốt công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp với 690 cử nhân luật đã được đào tạo và 360 cán bộ trung cấp luật. Ngoài ra, công tác cải cách thủ tục hành chính và triển khai thực hiện dân chủ của các lĩnh vực tư pháp cũng được đẩy mạnh nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động tư pháp và quan hệ với tổ chức, công dân.

Về hoạt động các tổ chức giám định, đến nay đã thực hiện giám định 1.200 trường hợp, kết quả giám định đã được các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá cao về chất lượng, phục vụ kịp thời yêu cầu của các cơ quan trưng cầu giám định, bảo đảm chính xác, khách quan, phục vụ tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Sau khi thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các ngành, các cấp kiện toàn tổ chức cơ quan công chứng, bộ phận chứng thực từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công chứng, chứng thực, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động công chứng, chứng thực để xử lý kịp thời các sai sót.

. Khánh Hoàng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hoạt động tư pháp đã chuyển biến rõ rệt  (03/06/2004)
Nhìn lại Hội thi báo cáo viên giỏi về Tư tưởng Hồ Chí Minh các cấp: Một sinh hoạt chính trị quan trọng   (02/06/2004)
Y tế trường học: Đối mặt với nguy cơ giải thể  (01/06/2004)
Bi da - Trò chơi lắm cảnh khóc, cười   (01/06/2004)
Sôi nổi các hoạt động vì trẻ em trong Ngày Quốc tế thiếu nhi   (31/05/2004)
Già làng với phong trào "ba không"  (31/05/2004)
"Chúng tôi đang cố gắng giải quyết vụ việc"  (28/05/2004)
Người đi lao động tại Malaysia buộc phải trở về: Có lý do khách quan nhưng…  (28/05/2004)
Vĩnh biệt người lính già Trần Kiên!   (27/05/2004)
Những chuyện rắc rối quanh cái họ, cái tên  (27/05/2004)
Những kiến nghị tâm huyết của cử tri  (26/05/2004)
Chuyện ghi ở khu tàn tật của bệnh nhân phong Quy Hòa   (26/05/2004)
Bộ Tài chính trả lời những ý kiến, kiến nghị của cử tri Bình Định   (25/05/2004)
Có một Đội văn nghệ "Người thật việc thật"   (24/05/2004)
Thực hiện Quy định số 209-QĐ/TU: Để cán bộ sát dân, gần cơ sở   (24/05/2004)