Kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống ngành Tư tưởng - Văn hóa (1.8.1930 - 2004)
Những chặng đường lịch sử của ngành Tư tưởng - Văn hóa
14:36', 30/7/ 2004 (GMT+7)

74 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành Tư tưởng - Văn hóa không ngừng trưởng thành và vững mạnh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao Huy chương Vì sự nghiệp lịch sử Đảng cho đại diện gia đình các đồng chí có nhiều công lao đóng góp trong công tác nghiên cứu lịch sử Đảng của tỉnh.

Cách đây 74 năm, ngày 1-8-1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho xuất bản tài liệu "Ngày Quốc tế đỏ 1-8 " nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế đỏ 1-8, ngày đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Đây là tài liệu duy nhất, sớm nhất còn lưu lại cho đến nay đề rõ Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ấn hành. Tài liệu này khi vừa được phát hành đã gây được dư luận rất lớn trong xã hội đương thời và có sức cổ vũ to lớn đối với quần chúng công - nông nước ta đứng lên đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên bang Xô Viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Từ đó, ngày 1-8 trở thành một mốc lớn trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với sự ra đời của một tài liệu lịch sử quý giá, đánh dấu một hoạt động rất có ý nghĩa trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng.

Xuất phát từ sự việc có ý nghĩa chính trị to lớn trên, năm 2000, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã trình và được Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VIII) chuẩn y lấy ngày 1-8 hàng năm là ngày truyền thống ngành Tư tưởng - Văn hóa của Đảng.

Mới ra đời, Đảng đã nhận thức sâu sắc rằng, công tác tư tưởng - văn hóa có tầm quan trọng hàng đầu. Các văn kiện như Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Ngọn gió tư tưởng chính trị đó, qua những đảng viên cộng sản - những chiến sĩ tiền phong tư tưởng đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước Việt Nam thành cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, nuôi dưỡng phong trào cách mạng Việt Nam, dù bị thực dân phong kiến đàn áp đẫm máu.

Như mạch nguồn sôi sục, trận địa tư tưởng của Đảng đã tỏa rộng trong nhân dân suốt các cao trào cách mạng 1936-1939 và 1939-1945, vừa tuyên truyền các chủ trương của Đảng, vừa đấu tranh với các khuynh hướng tư tưởng sai lầm… Tất cả nhằm tập trung sức mạnh dân tộc vào nhiệm vụ phản đế, giành độc lập dân tộc. Đội ngũ làm công tác tư tưởng đã góp phần to lớn trong việc cổ vũ và tổ chức quần chúng cách mạng nổi dậy đồng loạt và rộng khắp, huy động sức mạnh toàn dân tộc vùng lên lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, trong đó có thành tựu của công tác tư tưởng, đã biến lý tưởng và tư tưởng cách mạng của Đảng thành sức mạnh vô địch của quần chúng, thành hiện thực cách mạng to lớn.

Sau cách mạng Tháng Tám thành công, nhiệm vụ của công tác tư tưởng - văn hóa là ra sức vận động nhân dân bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, giữ vững thành quả cách mạng vừa mới giành được, đồng thời tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Các phương tiện tiến công của mặt trận tư tưởng được mở rộng không ngừng trong cả nước và gây ảnh hưởng trên trường quốc tế. Các binh chủng tư tưởng ra quân đồng loạt, từ báo chí công khai đến tuyên truyền binh vận trong lòng địch; từ giáo dục nội bộ đến cổ động phong trào toàn dân thi đua yêu nước… tạo thành một trận địa tư tưởng trong lòng dân vững chắc, quyết tâm đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Bước vào thời kỳ 1954-1975, khi mà cả dân tộc vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, công tác tư tưởng - văn hóa lại đi đầu tổ chức động viên, phát huy sức mạnh dân tộc trong thời đại mới. Các binh chủng tư tưởng lại vào trận: từ giáo dục lý luận chính trị đến báo chí, xuất bản, từ tuyên truyền cổ động đến văn hóa - văn nghệ…; trải rộng khắp hai miền Bắc - Nam từ hậu phương đến tiền tuyến, từ miền xuôi đến miền núi…, xứng đáng là lực lượng xung kích cách mạng trong cuộc chiến đấu của dân tộc. Hàng nghìn cán bộ tư tưởng đã ngã xuống nhưng đội ngũ vẫn tiếp tục không ngừng lớn mạnh. Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 là kết quả tất yếu của đường lối cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra. Công tác tư tưởng và hoạt động của đội ngũ những người làm công tác tư tưởng đã góp phần xứng đáng vào chiến thắng thần kỳ ấy. Đó là thành tựu vô cùng to lớn và rất đáng tự hào của công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng ta.

Từ năm 1975 đến nay, thành tựu cực kỳ quan trọng của công tác tư tưởng trong giai đoạn này là đã trực tiếp góp phần hình thành và phát triển đường lối đổi mới, cổ vũ và củng cố niềm tin vào lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngay cả khi chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào. Công tác tư tưởng - văn hóa đã từng bước tổng kết thực tiễn, góp phần phát triển đường lối, xây dựng luận cứ khoa học cho những quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, hình thành hệ thống các quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Công tác tư tưởng - văn hóa đã khơi dậy sức sáng tạo của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đưa đất nước vượt qua mọi thử thách, lập nên những thành tựu to lớn và rất quan trọng về nhiều mặt, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.             

. H.X.A

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Người thương binh được dân kính mến   (30/07/2004)
Mỹ Đức có một ông... "quan"   (29/07/2004)
Sôi động thị trường mũ bảo hiểm   (28/07/2004)
Công hội đỏ và những cuộc đấu tranh đầu tiên của CNLĐ Bình Định  (28/07/2004)
Sôi nổi và hiệu quả  (28/07/2004)
Chuyện một người làm công tác đền ơn đáp nghĩa   (27/07/2004)
Uống nước nhớ nguồn   (27/07/2004)
Tấm lòng của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sĩ  (26/07/2004)
Ghi nhận qua phong trào thi đua của công nhân, lao động tỉnh Bình Định   (26/07/2004)
"Xuyên Á" qua vùng gió Lào   (26/07/2004)
Trước thềm năm học mới: Đồng phục học sinh có gì mới?  (26/07/2004)
Phụng Sơn có CLB Gia đình hạnh phúc   (23/07/2004)
Hành trang HĐND nhiệm kỳ 2004-2009 có gì mới?   (23/07/2004)
Dấu chân tình nguyện  (22/07/2004)
Đêm Trường Sơn huyền thoại   (21/07/2004)