Làng văn hóa Hà Ri
16:35', 6/7/ 2003 (GMT+7)

Mừng mùa lúa mới

Hà Ri là thôn đầu tiên của xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh được tỉnh công nhận làng văn hóa năm 2001. Hiện nay, làng có 92 hộ và 402 nhân khẩu. Trong số này có 87 hộ là người Ba na. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp: trồng trọt và chăn nuôi. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khá ổn định. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đến với Hà Ri, ấn tượng dễ thấy nhất là những ngôi nhà ngói khang trang thi nhau mọc san sát hai bên đường bê tông sạch sẽ. Những cánh đồng, những vườn cây xanh biếc làm tăng thêm vẻ đẹp của một vùng quê đổi mới. Con người nơi đây vốn hiền hòa, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.

Hà Ri hiện có khoảng 9,5 ha đất đồng lúa, 300 ha đất rẫy và 2.000 ha đất rừng tự nhiên. Hiện nay, làng đã được UBND huyện giao 300 ha rừng tự nhiên cho nhân dân quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi với thời gian 50 năm. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên của Bình Định, về việc giao đất rừng tự nhiên cho người dân quản lý. Việc sử dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất được nhân dân chú trọng và thực hiện tốt. Vì vậy hầu như vụ sản xuất nào họ cũng giành thắng lợi, đạt và vượt chỉ tiêu sản lượng. Các hộ gia đình đều đẩy mạnh việc phát triển kinh tế VAC. Phong trào nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh. Tính đến nay, Hà Ri có khoảng 67 ao cá lớn nhỏ, với tổng diện tích khoảng 10.000 m2 mặt nước. Nhờ biết xây dựng kế hoạch, ứng dụng tốt các tiến bộ KHKT trong sản xuất, chăn nuôi nên đời sống vật chất của nhân dân ngày một khá dần. Nhiều hộ gia đình có mức thu nhập khá, mỗi năm khoảng 20-25 triệu đồng.

Điển hình như gia đình ông Đinh Khê, gia đình Bá Cường, gia đình Bá Lít, gia đình Mí Me… Hộ nghèo có xu hướng giảm dần, số hộ khá và giàu ngày một tăng nhanh. Việc học tập của con cái đã từng bước được quan tâm. Hiện có 100% số trẻ em đến độ tuổi được cắp sách đến trường. Cuộc sống ổn định, trình độ dân trí được nâng lên một bước. Các tệ nạn mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu đã được đẩy lùi. Nhận thức được sinh đông con là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu, nhiều người dân đã thực hiện tốt công tác KHHGĐ. Tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm đáng kể. Xã hội phát triển, nhu cầu đi lại, tiếp thu thông tin của nhân dân ngày càng cao. Qua thống kê, hiện nay đã có 10 hộ có xe máy; 40 hộ có ti vi; 100% số hộ có radio; 100% số hộ nông dân được sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường, làm xanh - sạch - đẹp bản làng được bà con nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.

Song song với việc phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí của nhân dân từng bước được quan tâm. Hiện nay, làng có đội bóng chuyền thường xuyên tập luyện và giao lưu với các đơn vị bạn. Nét đặc sắc ở đây là các ngày lễ, ngày Tết thì già trẻ, gái trai đều tụ tập về nhà rông uống rượu cần, quây quần bên nhau trao đổi chuyện cũ, mừng cho cuộc sống hôm nay. Đối với nam nữ thanh niên họ ca hát, nhảy múa theo nhịp điệu cồng chiêng rộn rã.

. Nguyễn Quốc Trường

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trong tương lai không xa, cờ tướng Bình Định sẽ phát triển mạnh  (04/07/2003)
Người hâm mộ nói gì khi đội bóng đá Bình Định đăng quang?  (02/07/2003)
Bên lề sân cỏ  (02/07/2003)
Luciano – Người đứng sau vinh quang của đội bóng  (02/07/2003)
Bóng đá và một trang nhật ký viết chung  (02/07/2003)
Trong niềm vui ngất trời  (02/07/2003)
Hai hay và một chưa hay  (02/07/2003)
Bóng đá Bình Định- Hành trình đến vinh quang   (02/07/2003)
Bình Định đoạt Cúp quốc gia   (03/07/2003)
Xây dựng nhà rông văn hóa - Nhu cầu bức thiết   (02/07/2003)
Đôi nét về hai cổ vật Chămpa đưa đi triển lãm tại Áo và Bỉ  (30/06/2003)
HLV Dương Ngọc Hùng: Chúng tôi đang có cơ hội rất thuận lợi  (30/06/2003)
Sandro - sự trở lại đầy ấn tượng  (29/06/2003)
Ngân hàng Đông Á vào chung kết Cúp quốc gia 2003  (29/06/2003)
Sandro đưa Bình Định vào chung kết  (28/06/2003)