Chủ Nhật, ngày 6/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Tản Đà với “An Nam tạp chí” số Tết
20:9', 8/2/ 2007 (GMT+7)

Tản Đà qua ký họa.

“An Nam tạp chí” xuất bản từ năm 1930, do nhà thơ Tản Đà làm chủ nhiệm và Ngô Thúc Địch làm quản lí. Báo khổ 22cm x 30 cm, mỗi số 8 trang. Báo chỉ ra được 48 số từ năm 1930 đến tháng 7-1932 thì đình bản, với lí do: vì báo thiếu tiền để in.

Trong 48 số trên, có 2 số tạp chí là số Xuân. Số 27 là số Tết Nhâm Thân 1932, in màu đỏ thẫm, được làm kỹ hơn các số thường chỉ in tuyền một màu đen.

Dưới măng- sét “An Nam tạp chí. Cơ quan thủ hiến của quốc dân” đặt ở trên, bên phải giới thiệu các bài viết chính, bên trái in cố định tấm bản đồ Việt Nam. Trên trang 2, dưới lá thiếp gấp góc, mang 4 chữ “Cung chúc tân niên”, Ngô Thúc Địch viết bài “Đưa mắt nhìn thế giới hiện tại và tương lai” dưới dạng tạp văn nhẹ nhàng, thỉnh thoảng chêm một vài câu tiếng Pháp minh hoạ. Đó là cách viết thời ấy. Cạnh đó, Vũ Long viết bài “Một bức bí thư ” giúp bạn đọc hiểu rõ những điều ước về quyền lợi trong chiến tranh Trung – Nhật. Sau đó là một loạt bài mang hương vị Tết và Xuân.

Với đề dẫn “Ngày tết là ngày đáng mừng hay đáng lo?”, Nguyễn Duy Tường phân tích cái mừng và cái lo của người  giàu, người  nghèo, người  trẻ, người  già mỗi lần Tết đến. Thời xưa, không phải nhà nào cũng cái Tết như ngày nay, bởi vậy báo tường thuật buổi thành lập hội đồng Hội nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Tuy cách viết đã cũ nhưng mạnh dạn và hóm hỉnh.

Truyện ngắn “Sĩ diện” viết vui. Nguyễn Công Hoan thuật lại, khi ông 18 tuổi, đi ô tô con từ quê ra Hà Nội để lễ Tết nhà người trong họ mùng 2 Tết. Anh lái xe thấy anh diện sang, lại nghĩ ông xưng là tham tá phủ Thống sứ (lúc ấy ông đang học trường Cao đẳng Sư phạm) thì rất trọng vọng, gọi ông bằng quan, nhưng ông phải dốc hết đồng ba tiền xe, lúc ấy không phải là món tiền nhỏ, chỉ vì…sĩ diện. Ở mục “Xã hội ba đào kí”, nhà văn lại ra mắt truyện “Tôi nói dối bà thì tôi làm kiếp…”, nhà văn mô tả cảnh đòi nợ, bắt nợ giữa lúc năm cùng tháng tận, rồi nhốt con nợ vào cũi khiêng đi.

Còn Tản Đà viết bài kí “Hội hoa đào”, kể rằng Tết Nhâm Thân, báo quán ở Hàng Khoai, người các làng đem hoa đào, hoa mai đến bán hai bên phố, rước đi rước lại qua toà soạn, ra đến ngã tư chợ Đồng Xuân đầu Hàng Giấy, chạy sang cổng chéo Hàng Lược, từ ngày 24 tháng Chạp ta. Cảm hứng trước cảnh đào nguyên ít thấy trong báo giới, Tản Đà ghi nhanh những áng văn lai láng tình xuân, và qua đó cho biết ông đã đăng trong mục “Văn đàn” bài thơ “Bức thư gởi người không quen biết” và bộc lộ: “Thư gởi đi rồi, khối tình ôm nặng, hồn còn phảng phất theo thơ”.

Trang thơ xuân có những bài thơ tết, đón Xuân và hai chùm thơ dịch từ thơ Đường (in chữ Pháp và Việt). Nhân dịp đầu xuân, Tản Đà bình hai bài thơ “Cảm đề” và “Chùa cổ” của 2 tác giả và nói lại những chỗ ông sửa lại cho hay hơn.

Từ chuyện kể về gia đình và cuộc đời văn hào, nhà tư tưởng Rút- xô, Nguyễn Tiến Lãng giới thiệu bản dịch “Lư thoa tự thuật”.

Về thể thao, báo tường thuật “Cuộc đời đánh vợt lớn ở Đông Dương” kèm theo ảnh 3 kiện tướng quần vợt: Giao, Dương, Bích nổi tiếng thời ấy.

Báo còn trang tranh vui, truyện vui về ông hai vợ, đều do họa sĩ Lemur (tức họa sĩ Cát Tường- người đã cải tiến chiếc áo dài phụ nữ như ngày nay) minh hoạ rất sắc sảo.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, Tản Đà nổi tiếng với nhiều văn tập, thi tuyển. Tản Đà còn nổi tiếng với nghề làm báo. Trong điều kiện còn nhiều hạn chế, chế độ kiểm duyệt hà khắc của Pháp, phương tiện ấn loát cũ kĩ, kỹ thuật trình bày đơn giản, lại không có phóng viên, hoàn cảnh kinh tế nghèo nàn, vốn đã mỏng, các đại lý nợ tiền, Tản Đà vẫn ra báo được, một lần đình bản, lại cố tái bản. Tấm lòng yêu nước của ông thể hiện qua tấm bản đồ Việt Nam trên trang bìa các số báo, lại được treo cao ở trước cửa tòa soạn. Mục “Xã hội ba đào kí” là chuyên mục đặc sắc nhất, tố cáo mạnh mẽ sự đàn áp, bóc lột của thực dân, phong kiến, và ngay cả ở số Tết này Nguyễn Công Hoan vẫn chỉa thẳng mũi nhọn vào bọn thực dân, bênh vực dân nghèo.

“An nam tạp chí” thời xưa của Tản Đà đã để lại cho làng báo ngày nay nhiều điều đáng suy nghĩ.

  • Khả Xuân
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ngọt ngào tiếng nói quê hương  (07/02/2007)
Nghệ sĩ Nguyễn Thị Hòa Bình được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân  (07/02/2007)
Nhớ lại hội xuân xưa  (06/02/2007)
Một vườn hoa nhiều hương sắc  (06/02/2007)
Phục dựng vở tuồng cổ “Ngũ Hổ Bình Liêu”  (06/02/2007)
Nhiều hoạt động văn hóa mừng Đảng mừng Xuân  (05/02/2007)
Báo Bình Định Xuân Đinh Hợi - 2007  (02/02/2007)
Đi tìm vật thờ tự trong các tháp Chăm  (02/02/2007)
Sưu tầm những giá trị truyền thống của văn hóa Chăm H’roi  (01/02/2007)
Tết Đinh Hợi 2007: Sôi nổi với các hoạt động mừng xuân  (01/02/2007)
Đợt phim mừng Đảng mừng xuân Đinh Hợi  (31/01/2007)
Thư viện huyện, cơ sở: Còn nhiều cái khó  (30/01/2007)
Xây dựng bộ phim “Bình Định - Tiềm năng du lịch sinh thái biển”   (26/01/2007)
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Tiến Đạt đạt Giải đặc biệt xuất sắc nhất Châu Á  (25/01/2007)
Tháng Chạp mùa này rét lắm  (23/01/2007)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn