Những dấu hỏi từ cây nhội tía
Theo số liệu của Hạt Kiểm lâm huyện An Lão và Hoài Ân, chỉ tính từ đầu năm 2013 đến nay, đã có hơn 20 cây nhội tía được đưa ra khỏi những cánh rừng nơi đây. Điều lạ là nhội tía vốn là cây thuộc nhóm 6, lại được thu mua với giá cao ngất ngưởng. Chúng tôi đã lần theo “đường dây” khai thác, mua bán loại cây này và không khỏi giật mình.
Cây nhội tía (tên địa phương gọi là cây lội, tên khoa học là Bischofia javanica Blume), thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Đây là cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính thân tới cả mét; lá kép có 3 lá chét hình trái xoan hoặc gần tròn dài 8-15cm, rộng 7-9cm, mép lá có răng cưa. Hoa của cây nhội tía đơn tính khác gốc, quả hình cầu khi chín màu nâu đen. Mùa ra hoa của cây vào tháng 3-4, quả chín tháng 10-11. Cây nhội tía ưa sáng, ẩm, sinh trưởng nhanh, thay lá vào mùa đông.
Những điều ít biết về cây nhội tía
Tại Trung Quốc, vỏ thân và rễ cây nhội tía đã được sử dụng làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp. Hiện, lá nhội tía đang được nghiên cứu để trị ung thư đường tiêu hóa và chữa viêm gan, viêm phổi, viêm hầu họng, dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa… Tại Ấn Độ đã dùng dịch ép của lá làm thuốc trị loét.
Theo Đông y, cây nhội tía có vị cay chát, tính mát, tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Năm 1963, Bộ môn Ký sinh trùng, Trường ĐH Y dược Hà Nội, nghiên cứu có hệ thống những vị thuốc có khả năng trừ giun sán và các ký sinh trùng, đã phát hiện lá nhội tía có tác dụng mạnh với trùng roi Trichomonas vaginalis. Đơn vị này đã áp dụng điều trị thí nghiệm bệnh ỉa chảy của khỉ do ly trực trùng, kết quả đạt 88% trên người, dùng chữa khí hư do trùng roi, kết quả rất nhiều triển vọng.
Ngoài tác dụng về y học, ngày nay nhiều người thường trồng cây nhội tía để làm cảnh, với quan niệm mang lại may mắn cho gia chủ... Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, cây nhội tía thường phân bố ở những vùng đầu nguồn nước và có tác dụng giữ nước rất tốt. Ông Trần Trung Miên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn, cho biết: “Trong những lần đi rừng, khi chúng tôi nghỉ chân dưới những tán cây nhội tía thì không khí mát dịu hơn so với những cây cổ thụ bên cạnh”.
Theo một số người am hiểu, nhội tía tuy là loại cổ thụ, nhưng trồng rất dễ sống và thường được trồng ở các công trình xây dựng lớn, các sân golf. Tán cây nhội tía xòe to rất đẹp, rất mát và đặc biệt lá rất khó rụng nên sạch sẽ cho cảnh quan. Ông Nguyễn Văn Th., quê ở huyện An Lão, một người khai thác cây nhội tía trên địa bàn huyện An Lão, nói thêm: “Chỉ cần bảo quản cây trong bóng mát, đừng làm vỏ cây trầy xước thì cứ để trên mặt đất 2 tháng, khi trồng xuống cây vẫn sống như thường”.
Săn lùng
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Ân, trong tháng 7 vừa qua, đơn vị này đã phát hiện 4 cây nhội tía bị khai thác trái phép ở 72 Đồi Tranh, thuộc địa bàn xã Đăk Mang. Sau khi thu giữ, 4 cây nhội tía này được đưa ra bán đấu giá và một doanh nghiệp trên địa bàn đã trúng với số tiền hơn 160 triệu đồng. Theo giới buôn cây nhội tía thì đó là một cái giá quá hời, bởi bình thường chi phí cho một cây từ lúc khai thác cho đến khi đưa được ra khỏi rừng phải tốn đến hơn 50 triệu đồng.
Trong lúc ngành chức năng huyện Hoài Ân ngăn chặn gắt gao việc khai thác cây nhội tía thì ở địa bàn An Lão, loại cây này được khai thác một cách công khai. Ông Nguyễn Thanh Sinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, cho biết: “Hiện nay, tại địa bàn huyện An Lão có 3 công ty là Long Quân (An Lão), Đức Hằng (Hoài Nhơn), Thiên Phú (Đắk Lắk) được phép khai thác những cây tận thu, tận dụng nằm trên đất rẫy đã sản xuất ổn định, ngoài đất lâm nghiệp mà huyện đã xin phép UBND tỉnh và được Sở NN-PTNT cho phép như ké, nhội…”.
Qua tìm hiểu, trong số 3 công ty kể trên thì Công ty Thiên Phú chỉ chú tâm vào khai thác cây nhội tía. Anh T., quê ở huyện An Lão, người chuyên khai thác cây nhội tía cho Công ty Thiên Phú cho biết, sau khi khai thác, nhội tía sẽ được chuyển ra Móng Cái, Quảng Ninh và từ đó đưa sang Trung Quốc với giá nghe đồn là cao ngất ngưởng, mỗi cây có thể lên đến mấy trăm triệu đồng.
Anh T. còn cho biết thêm: “Khi khai thác một cây nhội, thường thì tụi tui phải cưa mé cành, nhánh và ngọn. Sau đó sử dụng xe múc để đào xung quanh thân cây, phải cho cây đổ vào đống đất lớn đã chuẩn bị trước đó làm “nệm” để cây không bị trầy xước. Cây được hạ xuống, sử dụng ván để đóng vào quanh thân, tạo nên chiếc áo giáp cho vỏ cây, sau đó mới dùng xe cần cẩu để đưa cây lên chở ra bãi tập kết”.
Trong quá trình mua bán nhội tía, bên mua thường yêu cầu cây không được trầy tróc. Với cây có đường kính hơn 1m thì chiều dài từ gốc đến phần ngọn bị cắt phải từ 13m trở lên, còn những cây có đường kính dưới 1m thì chiều dài phải từ 9m trở lên.
Ông Th. tiết lộ: “Nhội tía ít có trên nương rẫy mà chủ yếu phân bố ở những vùng thuộc rừng sản xuất, rừng tự nhiên và rừng đặc dụng”. Trong khi theo quy định, các loại cây thuộc rừng đặc dụng là “bất khả xâm phạm”. Ấy thế mà việc khai thác cây nhội tía lại diễn ra một cách công khai và hơn 18 cây nhội tía đã rời những cánh rừng ở huyện An Lão, chẳng khác nào “voi chui qua lỗ kim”.
“Lách luật” để phá rừng?
Rõ ràng, để khai thác một cây nhội tía cần không chỉ nhiều người và rất nhiều máy móc, kể cả những phương tiện cơ giới như xe múc, cẩu… Vậy tại sao nhội tía vẫn rời khỏi rừng?
Đi tìm câu trả lời, chúng tôi được biết phần nhiều những cây nhội tía khai thác sai nơi quy định, được ngành chức năng thu giữ sau đó bán hóa giá lại cho chính công ty đã khai thác sai phạm. Điều đó cho thấy các công ty hoàn toàn có thể khai thác cây nhội tía bất cứ vị trí nào, sau đó chỉ thêm kinh phí mua thanh lý là có thể “hợp thức hóa” và “hô biến” cây sai phạm trở thành cây được phép vận chuyển. Tại sao các công ty có thể làm điều đó? Chính là nhờ “lá bùa hộ mệnh” giấy phép được khai thác những cây gỗ tận thu trên nương rẫy sản xuất lâu năm mà Sở NN-PTNT cấp. Từ giấy phép cho đến thực tế là một khoảng cách khá xa, đủ để các công ty “lách luật” khai thác nhội tía và phá rừng.
Ông Nguyễn Thanh Sinh cho biết: “Việc các công ty khai thác cây nhội tía trên địa bàn An Lão sai với khu vực cho phép là có, cơ quan chức năng cũng đã xử lý bằng cách thu giữ, sau đó huyện bán thanh lý”. Ngày 15.9 vừa qua, khi chúng tôi tìm đến Trạm kiểm lâm xã An Quang, thuộc Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, thì phát hiện có 2 cây nhội tía dài hơn 10m vẫn còn nằm ở đây và bắt đầu khô héo. Ông Th., người canh giữ 2 cây nhội tía này, nói: “Đây là 2 cây nhội khai thác cho Công ty Thiên Phú, nhưng không hiểu vì lý do gì mà cây không được chuyển đi, nên những người khai thác thuê tôi ở giữ hằng đêm đã gần 2 tháng nay rồi”.
Từ 2 cây nhội tía còn “bị kẹt”, chúng tôi nghi ngờ có khuất tất trong đường dây khai thác gỗ nhội. Nếu 2 cây nhội tía này do Công ty Thiên Phú khai thác là phạm pháp, tại sao cơ quan chức năng không xử lý? Một nguồn tin riêng mà chúng tôi có được thì Công ty Thiên Phú đang xin cơ quan chức năng huyện An Lão tiếp tục khai thác 16 cây nhội tía khác ở xã An Nghĩa. Việc cho khai thác tận thu cây trên nương rẫy là hợp lý nhưng cần phải giám sát nghiêm khắc việc các công ty có được giấy phép này, nhưng cố tình làm sai lệch để trục lợi.
CÔNG TÂM
Nội dung Chủ Nhật, 15/09/2013, 20:03 (GMT+7) Những dấu hỏi từ cây nhội tía Theo số liệu của Hạt Kiểm lâm huyện An Lão và Hoài Ân, chỉ tính từ đầu năm 2013 đến nay, đã có hơn 20 cây nhội tía được đưa ra khỏi những cánh rừng nơi đây. Điều lạ là nhội tía vốn là cây thuộc nhóm 6, lại được thu mua với giá cao ngất ngưởng. Chúng tôi đã lần theo “đường dây” khai thác, mua bán loại cây này và không khỏi giật mình. Cây nhội tía (tên địa phương gọi là cây lội, tên khoa học là Bischofia javanica Blume), thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Đây là cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính thân tới cả mét; lá kép có 3 lá chét hình trái xoan hoặc gần tròn dài 8-15cm, rộng 7-9cm, mép lá có răng cưa. Hoa của cây nhội tía đơn tính khác gốc, quả hình cầu khi chín màu nâu đen. Mùa ra hoa của cây vào tháng 3-4, quả chín tháng 10-11. Cây nhội tía ưa sáng, ẩm, sinh trưởng nhanh, thay lá vào mùa đông. Khai thác gỗ nhội tía xong, người ta dùng ván đóng quanh cây để làm “áo giáp” tránh trầy xước. Những điều ít biết về cây nhội tía Tại Trung Quốc, vỏ thân và rễ cây nhội tía đã được sử dụng làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp. Hiện, lá nhội tía đang được nghiên cứu để trị ung thư đường tiêu hóa và chữa viêm gan, viêm phổi, viêm hầu họng, dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa… Tại Ấn Độ đã dùng dịch ép của lá làm thuốc trị loét. Theo Đông y, cây nhội tía có vị cay chát, tính mát, tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Năm 1963, Bộ môn Ký sinh trùng, Trường ĐH Y dược Hà Nội, nghiên cứu có hệ thống những vị thuốc có khả năng trừ giun sán và các ký sinh trùng, đã phát hiện lá nhội tía có tác dụng mạnh với trùng roi Trichomonas vaginalis. Đơn vị này đã áp dụng điều trị thí nghiệm bệnh ỉa chảy của khỉ do ly trực trùng, kết quả đạt 88% trên người, dùng chữa khí hư do trùng roi, kết quả rất nhiều triển vọng. Ngoài tác dụng về y học, ngày nay nhiều người thường trồng cây nhội tía để làm cảnh, với quan niệm mang lại may mắn cho gia chủ... Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, cây nhội tía thường phân bố ở những vùng đầu nguồn nước và có tác dụng giữ nước rất tốt. Ông Trần Trung Miên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn, cho biết: “Trong những lần đi rừng, khi chúng tôi nghỉ chân dưới những tán cây nhội tía thì không khí mát dịu hơn so với những cây cổ thụ bên cạnh”. Cận cảnh một thân cây nhội tía đã bị cưa. Theo một số người am hiểu, nhội tía tuy là loại cổ thụ, nhưng trồng rất dễ sống và thường được trồng ở các công trình xây dựng lớn, các sân golf. Tán cây nhội tía xòe to rất đẹp, rất mát và đặc biệt lá rất khó rụng nên sạch sẽ cho cảnh quan. Ông Nguyễn Văn Th., quê ở huyện An Lão, một người khai thác cây nhội tía trên địa bàn huyện An Lão, nói thêm: “Chỉ cần bảo quản cây trong bóng mát, đừng làm vỏ cây trầy xước thì cứ để trên mặt đất 2 tháng, khi trồng xuống cây vẫn sống như thường”. Săn lùng Theo Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Ân, trong tháng 7 vừa qua, đơn vị này đã phát hiện 4 cây nhội tía bị khai thác trái phép ở 72 Đồi Tranh, thuộc địa bàn xã Đăk Mang. Sau khi thu giữ, 4 cây nhội tía này được đưa ra bán đấu giá và một doanh nghiệp trên địa bàn đã trúng với số tiền hơn 160 triệu đồng. Theo giới buôn cây nhội tía thì đó là một cái giá quá hời, bởi bình thường chi phí cho một cây từ lúc khai thác cho đến khi đưa được ra khỏi rừng phải tốn đến hơn 50 triệu đồng. Trong lúc ngành chức năng huyện Hoài Ân ngăn chặn gắt gao việc khai thác cây nhội tía thì ở địa bàn An Lão, loại cây này được khai thác một cách công khai. Ông Nguyễn Thanh Sinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, cho biết: “Hiện nay, tại địa bàn huyện An Lão có 3 công ty là Long Quân (An Lão), Đức Hằng (Hoài Nhơn), Thiên Phú (Đắk Lắk) được phép khai thác những cây tận thu, tận dụng nằm trên đất rẫy đã sản xuất ổn định, ngoài đất lâm nghiệp mà huyện đã xin phép UBND tỉnh và được Sở NN-PTNT cho phép như ké, nhội…”. Qua tìm hiểu, trong số 3 công ty kể trên thì Công ty Thiên Phú chỉ chú tâm vào khai thác cây nhội tía. Anh T., quê ở huyện An Lão, người chuyên khai thác cây nhội tía cho Công ty Thiên Phú cho biết, sau khi khai thác, nhội tía sẽ được chuyển ra Móng Cái, Quảng Ninh và từ đó đưa sang Trung Quốc với giá nghe đồn là cao ngất ngưởng, mỗi cây có thể lên đến mấy trăm triệu đồng. Những người khai thác nhội tía làm lán trại ngay dưới cây đã khai thác để canh giữ. Anh T. còn cho biết thêm: “Khi khai thác một cây nhội, thường thì tụi tui phải cưa mé cành, nhánh và ngọn. Sau đó sử dụng xe múc để đào xung quanh thân cây, phải cho cây đổ vào đống đất lớn đã chuẩn bị trước đó làm “nệm” để cây không bị trầy xước. Cây được hạ xuống, sử dụng ván để đóng vào quanh thân, tạo nên chiếc áo giáp cho vỏ cây, sau đó mới dùng xe cần cẩu để đưa cây lên chở ra bãi tập kết”. Trong quá trình mua bán nhội tía, bên mua thường yêu cầu cây không được trầy tróc. Với cây có đường kính hơn 1m thì chiều dài từ gốc đến phần ngọn bị cắt phải từ 13m trở lên, còn những cây có đường kính dưới 1m thì chiều dài phải từ 9m trở lên. Ông Th. tiết lộ: “Nhội tía ít có trên nương rẫy mà chủ yếu phân bố ở những vùng thuộc rừng sản xuất, rừng tự nhiên và rừng đặc dụng”. Trong khi theo quy định, các loại cây thuộc rừng đặc dụng là “bất khả xâm phạm”. Ấy thế mà việc khai thác cây nhội tía lại diễn ra một cách công khai và hơn 18 cây nhội tía đã rời những cánh rừng ở huyện An Lão, chẳng khác nào “voi chui qua lỗ kim”. Nhánh một cây nhội được khai thác cũng to hơn cả thân người. “Lách luật” để phá rừng? Rõ ràng, để khai thác một cây nhội tía cần không chỉ nhiều người và rất nhiều máy móc, kể cả những phương tiện cơ giới như xe múc, cẩu… Vậy tại sao nhội tía vẫn rời khỏi rừng? Đi tìm câu trả lời, chúng tôi được biết phần nhiều những cây nhội tía khai thác sai nơi quy định, được ngành chức năng thu giữ sau đó bán hóa giá lại cho chính công ty đã khai thác sai phạm. Điều đó cho thấy các công ty hoàn toàn có thể khai thác cây nhội tía bất cứ vị trí nào, sau đó chỉ thêm kinh phí mua thanh lý là có thể “hợp thức hóa” và “hô biến” cây sai phạm trở thành cây được phép vận chuyển. Tại sao các công ty có thể làm điều đó? Chính là nhờ “lá bùa hộ mệnh” giấy phép được khai thác những cây gỗ tận thu trên nương rẫy sản xuất lâu năm mà Sở NN-PTNT cấp. Từ giấy phép cho đến thực tế là một khoảng cách khá xa, đủ để các công ty “lách luật” khai thác nhội tía và phá rừng. Ông Nguyễn Thanh Sinh cho biết: “Việc các công ty khai thác cây nhội tía trên địa bàn An Lão sai với khu vực cho phép là có, cơ quan chức năng cũng đã xử lý bằng cách thu giữ, sau đó huyện bán thanh lý”. Ngày 15.9 vừa qua, khi chúng tôi tìm đến Trạm kiểm lâm xã An Quang, thuộc Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, thì phát hiện có 2 cây nhội tía dài hơn 10m vẫn còn nằm ở đây và bắt đầu khô héo. Ông Th., người canh giữ 2 cây nhội tía này, nói: “Đây là 2 cây nhội khai thác cho Công ty Thiên Phú, nhưng không hiểu vì lý do gì mà cây không được chuyển đi, nên những người khai thác thuê tôi ở giữ hằng đêm đã gần 2 tháng nay rồi”. Từ 2 cây nhội tía còn “bị kẹt”, chúng tôi nghi ngờ có khuất tất trong đường dây khai thác gỗ nhội. Nếu 2 cây nhội tía này do Công ty Thiên Phú khai thác là phạm pháp, tại sao cơ quan chức năng không xử lý? Một nguồn tin riêng mà chúng tôi có được thì Công ty Thiên Phú đang xin cơ quan chức năng huyện An Lão tiếp tục khai thác 16 cây nhội tía khác ở xã An Nghĩa. Việc cho khai thác tận thu cây trên nương rẫy là hợp lý nhưng cần phải giám sát nghiêm khắc việc các công ty có được giấy phép này, nhưng cố tình làm sai lệch để trục lợi. CÔNG TÂM