Thận trọng khi ăn mì tôm các bạn nhé!
Rất nhiều người chúng ta thích ăn mì tôm, một phần vì sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, mì tôm tiện lợi bao nhiêu, bạn càng cần cân nhắc kỹ bấy nhiêu.
Bác sĩ Braden Kuo của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) vừa công bố một đoạn băng video quay lại cảnh dạ dày của chúng ta phải vất vả ra sao để tiêu hóa mì tôm.
Bác sĩ Kuo đã đặt một camera nhỏ để quan sát những gì diễn ra bên trong hệ tiêu hóa và dạ dày con người sau khi ăn mì ramen (một loại mì tôm).
Sau khi mì được đưa xuống bao tử, bác sĩ Kuo đã phát hiện ra rằng dù bao tử hoạt động tích cực trong suốt 2 giờ liền, các sợi mì vẫn hoàn toàn nguyên vẹn.
Không chỉ hệ tiêu hóa phải hoạt động vô cùng vất vả để xử lý các sợi mì mà sự hấp thu dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng do thức ăn bị “mắc kẹt” trong hệ tiêu hóa trong một thời gian dài.
Một công trình nghiên cứu mới đây của Trường Y khoa Harvard và Đại học Baylor về tác hại của mì gói đối với sức khỏe con người cũng chỉ ra rằng, mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.
Mì tôm được chế biến từ bột maida (làm từ lúa mì). Bột maida không tốt cho sức khỏe chúng ta vì được xử lý qua công nghệ chiên ở nhiệt độ cao và đã bị ôxy. Do được xử lý qua công nghệ chiên nên bột có tính gây nghiện mạnh.
Hơn nữa, mì tôm được chế biến từ bột maida chứa nhiều chất bảo quản và không có bất kì dinh dưỡng nào cho cơ thể do calo trong mì là loại calo rỗng. Đó là nguyên nhân vì sao chúng ta thích ăn mì tôm và bị tăng cân khi ăn nhiều mì tôm.
Với những gì kể trên cho thấy mì tôm mang lại “hàng tấn” vấn đề cho sức khỏe của chúng ta. Do vậy, cần cân nhắc thật kỹ trước khi ăn mì tôm các bạn nhé.
Hồng Hà (theo Providr)