Gắn chương trình giáo dục hướng nghiệp với hoạt động sản xuất, kinh doanh địa phương
(BĐ) - Đây là một trong những nội dung nằm trong Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) được Sở GD&ĐT triển khai bắt đầu từ năm học 2018-2019.
Mục tiêu chung của Đề án là tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước và địa phương.
Mục tiêu cụ thể, đến năm 2020, sẽ có khoảng 55% trường THCS, 60% trường THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; các trường ở địa phương có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 50% đối với cả hai cấp học trên. Ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; tại các địa phương có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn tỉ lệ này ít nhất 30%.
NGỌC TÚ