Đại dương đang thay đổi
Tốc độ axit hóa và nóng lên của đại dương đang ngày càng tăng đe dọa đến đời sống của loài người cũng như mọi sinh vật trên Trái Đất.
Diện tích các rạn san hô hình thành từ những nhóm sinh vật vỏ cứng ở Australia hầu như bị biến mất do trình trạng axit hóa kết hợp với sự ấm lên của các đại dương.
Theo Chủ tịch Quỹ Đại dương (Mỹ) Mark J Spalding, dù sự thay đổi này khó nhìn thấy được, song những tác hại mà nó gây ra đang hiện hữu, đe dọa đến đời sống của các loài sinh vật biển và hệ sinh thái, ảnh hưởng sinh kế của các cộng đồng dân cư sống ven biển.
Về lâu dài, tất cả sự sống trên Trái Đất đều sẽ bị ảnh hưởng do quá trình axit hóa và nóng lên của đại dương càng lớn khiến lượng oxy sản sinh ra ngày càng ít đi.
Trong hai thập kỷ qua, độ pH của đại dương đã tăng 25% và tình trạng axit hóa lớn hơn so với mức 8,2 trong lịch sử.
Sự axit hóa của đại dương đe dọa đến đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của các quốc gia vốn phụ thuộc vào nghề cá và du lịch biển. Nó cũng gây ra những rủi ro không mong đợi đối với tính toàn vẹn của hệ sinh thái, an ninh lương thực, kinh doanh thương mại, du lịch và cơ sở hạ tầng cũng như những nhu cầu khác của con người. Axit hóa kết hợp với sự ấm lên của các đại dương còn làm nhiều loài sinh vật biển bị biến mất. Và tình trạng này có thể gây tổn thất cho thế giới 1 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Trước những tác hại to lớn như vậy, chúng ta cần nhanh chóng có những biện pháp đối phó để bảo vệ sự đa dạng sinh học biển, nơi đem lại cho cuộc sống của chúng ta những giá trị thật to lớn từ nước uống đến lương thực cũng như sự giải trí và phát triển cộng đồng, ông Mark nhấn mạnh.
Hồng Hà (theo CNA)