Nghệ thuật tuồng cần được quan tâm nhiều hơn
Nghệ thuật tuồng Bình Định đang ở khúc quanh đầy khó khăn trên con đường khẳng định chỗ đứng, tồn tại và phát triển trong đời sống văn hóa nghe nhìn đa chiều hiện nay.
1. Hiện nay, tại Bình Định chỉ có Trường trung học Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh là cơ sở duy nhất đào tạo diễn viên, nhạc công tuồng bậc trung cấp. Trong nhiều năm qua, cho dù Nhà hát tuồng Đào Tấn được đứng chân trên quê hương tuồng nhưng luôn đối mặt với thực trạng khó khăn trong công tác tuyển sinh, đào tạo và tuyển thêm diễn viên trẻ. Những em có năng khiếu, khi nhìn vào các thế hệ cha anh đi trước chỉ thấy rằng làm nghệ thuật truyền thống vừa vất vả lại vừa nghèo, nên không chọn học các ngành này thì cũng là điều dễ hiểu. Về các địa phương trong tỉnh trực tiếp tuyển cũng rất khó, số lượng thí sinh tham gia sơ tuyển rất ít. Các bậc phụ huynh cũng không mặn mà cho con em mình đi học cái nghề vừa khó vừa khổ, khi ra làm nghề thì đồng lương lại quá eo hẹp.
Giải pháp cơ bản ở đây là Nhà nước nên bảo trợ đặc biệt cho một số ngành nghề đặc thù, nhất là ở các bộ môn nghệ thuật truyền thống, có chính sách đãi ngộ hợp lý. Làm sao để các em khi theo học các bộ môn này phải nhận được một chế độ ưu đãi của Nhà nước về học phí, về công việc và lương bổng sau khi ra trường.
2. Một nghệ sĩ tuồng để được xem là có nghề, ngoài thời gian học trong trường 3 năm, cần phải có kinh nghiệm sân khấu từ 10- 15 năm hoặc lâu hơn nữa để rèn giũa thường xuyên qua từng buổi tập, từng đêm diễn, cộng với tài năng và sự khổ luyện, không “ăn xổi” được. Mấy chục năm chúng ta mới đào tạo được một vài diễn viên có độ chín về nghề thì họ lại “nửa đường đứt gánh”, bỏ nghề mà đi thì đó là một mất mát lớn.
“Các đoàn tuồng không chuyên không nhận được bất kỳ sự giúp sức, đầu tư kinh phí nào từ Nhà nước, trong khi đóng góp của họ với nghệ thuật tuồng nói chung rất lớn, đây là điều mà các cơ quan chức năng nên lưu ý”
Chế độ bồi dưỡng biểu diễn, tập luyện của diễn viên thực hiện theo Thông tư số 52/1999 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) đã quá lạc hậu, không khích lệ, động viên được những người lao động nghệ thuật khi đến nay mức bồi dưỡng cao nhất cho một đêm biểu diễn của diễn viên loại 1 vẫn chỉ là… 50.000 đồng. Chính sách tiền lương đối với diễn viên, nhạc công tuồng có 3 hạng, nhiều bậc nhưng bất cập ở chỗ là chưa có những hướng dẫn cụ thể, những điều kiện ưu tiên đặc thù để được chuyển lương từ diễn viên hạng 3 lên hạng 2 và hạng 1. Trong thực tế, tất cả các nghệ sĩ tuồng tại Nhà hát tuồng Đào Tấn tối đa chỉ hưởng hết 12 bậc của ngạch diễn viên hạng 3 với hệ số 4,06, sau khi hết khung chỉ được hưởng thâm niên vượt khung 1% tiền lương mỗi năm. Nếu được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú thì mức lương cũng chỉ có thế cho đến khi nghỉ hưu.
Từ những bất cập trên, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu, xem xét, sửa đổi mức bồi dưỡng tập luyện, biểu diễn và xếp ngạch lương viên chức đối với những người hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật cho phù hợp. Như vậy, các nghệ sĩ mới bảo đảm cuộc sống để yên tâm làm nghề và phát huy hết tài năng, sức sáng tạo cống hiến cho nghệ thuật.
3. Các đoàn nghệ thuật tuồng không chuyên giữ vai trò rất quan trọng. Đây là nơi cung cấp nhiều tài năng trẻ, phục vụ nghệ thuật rộng rãi, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhiều bộ phận quần chúng. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo là lớp nghệ sĩ cốt cán đã lớn tuổi, lớp con cháu các ông bầu không mặn mà lắm với nghiệp cha ông. Các đoàn tuồng không chuyên không nhận được bất kỳ sự giúp sức, đầu tư kinh phí nào từ Nhà nước, trong khi đóng góp của họ với nghệ thuật tuồng nói chung rất lớn, đây là điều mà các cơ quan chức năng nên lưu ý.
Thiết nghĩ rằng, các cơ quan quản lý chuyên ngành Trung ương và địa phương nên thường xuyên tổ chức các liên hoan nghệ thuật tuồng không chuyên cấp khu vực, toàn quốc để các đoàn, các nghệ sĩ có dịp giao lưu học hỏi. Qua đó, có dịp kiểm lại đội ngũ, đánh giá thực trạng để từ đó đề ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời giúp cho phong trào tiếp tục tồn tại và phát triển. Đồng thời, các cơ quan liên quan trong tỉnh cũng cần sớm đề ra được những giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật tuồng đến mọi tầng lớp nhân dân, duy trì và nhân rộng những làng tuồng truyền thống, phát triển phong trào tuồng quần chúng ở các địa phương trong tỉnh…
HOÀNG NGỌC ĐÌNH
Thưa chú Đình. Không biết chú có còn nhớ việc cháu điện thoại cho chú lúc chú đi công tác ở Bình Thuận để nói những ý tưởng của cháu giúp đưa nghệ thuật tuồng đến gần với công chúng hơn không ạ. Khi đó cháu đã tìm trên google số điện thoại của chú và điện thoại đến chú để xin địa chỉ e-mail nhưng cả 2 địa chỉ e-mail của chú và chú phó giám đốc đều không gửi được, đã thế số đt của chú phó giám đốc cũng không liên lạc được. Lúc ấy cháu nghĩ để đưa mọi người tiếp cận với môn nghệ thuật này với tí xíu nhiệt tình của cháu là không đủ nên đành thôi vậy. Hôm nay khi cháu thấy chú đăng bài viết này thì cháu nghĩ chú vẫn còn muốn cống hiến nhiều cho môn nghệ thuật này. Qua báo Bình Định điện tử xin được gửi đến chú vài dòng tâm sự và ý tưởng để phát triển môn nghệ thuật này. Trân trọng cảm ơn BTT báo Bình Định "Kính chào chú Nguyễn Gia Thiện Cháu là Lê Trương Vũ, một người con Bình Định hiện đang sống và làm việc ở Tp. HCM Cháu muốn gửi đến chú những suy nghĩ của cháu để góp phần đưa nghệ thuậ