Mưa lớn gây lũ lụt diện rộng
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường nên từ ngày 14 -15.11, khu vực tỉnh Bình Định có mưa rất to gây ra lũ lụt ở nhiều địa phương.
Tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh, mưa lũ lớn đã làm sạt lở nhiều điểm trên tuyến đường liên huyện, trong đó tuyến đường từ xã Vĩnh Kim đến Vĩnh Sơn không đi lại được vì bị sạt lở nặng và bị ngập nước. Làng O3, xã Vĩnh Kim bị nước cô lập hoàn toàn, trong đó 3 ngôi nhà bị sập.
Do hồ Định Bình mở cửa hồ để xả lũ cộng với nước từ đầu nguồn đổ về đã khiến cho nước qua cầu suối Xem (đường vào thị trấn Vĩnh Thạnh) cao xấp xỉ 1-1,2m, khiến người dân không đi lại được. Công an đã huy động lực lượng không cho người dân qua lại nơi đây vì sợ ảnh hưởng đến tính mạng. Chị Huỳnh Thị Ngọc Hà, công tác tại Cơ quan HĐND tỉnh cho biết: “Đoàn giám sát HĐND tỉnh đi giám sát tại huyện Vĩnh Thạnh đã bị kẹt lại ở thị trấn từ 12 giờ đến 4 giờ chiều vẫn chưa về được Quy Nhơn”.
Còn ở Vân Canh, mưa lũ đã làm sạt lở và ngập đường tránh trên tuyến tỉnh lộ ĐT 638, thuộc địa bàn xã Canh Vinh, khiến cho giao thông ách tắc. Nước lũ cũng đã cô lập các thôn: An Long 1, An Long 2, Tăng Lợi, Bình Long (Canh Vinh); Thanh Minh, Chánh Hiển (Canh Hiển); Suối Mây, Đắk Đâm (thị trấn Vân Canh). Tuyến đường ĐT 638 từ Diêu Trì (Tuy Phước) lên Vân Canh bị nước lũ làm sạt lở và ngập nước, gây ách tắc giao thông. Đến chiếu 15.11, trên địa bàn huyện có một trường hợp bị mất tích do lũ, nạn nhân tên Điều, 28 tuổi, ở thôn An Long 1, xã Canh Vinh.
Bà Hoàng Thị Như Phương, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh lo lắng: “Mưa lớn, nước lũ lên rất nhanh. Huyện đã chỉ đạo các thành viên các thanh viên PCLB-TKCN của huyện đến các vùng ngập lụt cùng với chính quyền các địa phương chỉ đạo công tác di dời các hộ dân đến nơi an toàn; ngăn cấm người dân không đi qua các tuyền đường bị ngập sâu trong nước. Tuy nhiên, các hoạt động gặp nhiều khó khăn vì nước lũ đang rất lớn.”
Mưa lũ cũng làm 1 người bị cuốn trôi, mất tích. Nạn nhân được xác định là anh Phạm Cao Điều (SN 1985, trú xóm 1, thôn An Long 1, xã Canh Vinh (Vân Canh). Trước đó, vào khoảng 11 giờ 30 phút, trưa 14.11, khi đang trên đường về nhà anh Điều bị nước lũ cuốn trôi. Đến 16 giờ chiều 15.11, thi thể anh Điều vẫn chưa được tìm thấy.
* Tại huyện Tuy Phước, nước mưa cùng với nước sông Hà Thanh đổ về với lưu lượng lớn cũng đã qua nhiều tuyến đê sông Hà Thanh, có đoạn nước qua tràn trên 1m, uy hiếp tuyến đê này tại các xã Phước An, Phương Thành và thị trấn Diêu Trì. Ông Trần Kỳ Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước cho biết: “Nước đổ về nhanh và mạnh làm cho một số đoạn đê sông Hà Thanh khu vực dưới cầu Diêu Trì bị vỡ. Nước lụt còn cô lập 100 hộ dân ở thôn Cảnh An, xã Phước Thanh và hơn 20 hộ dân thôn Luật Lễ, thị trấn Diêu Trì. Hiện UBND huyện đang huy động lực lượng, phương tiện, đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng lũ.
Mưa lũ cũng đã uy hiếp nhiều huyện phía Bắc tỉnh. Theo ông Nguyễn Cần, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, nước lũ đổ về đã làm các xã, thị trấn trên địa bàn của huyện bị ngập sâu các cầu, bờ tràn bị ngập từ nửa mét đến 1 mét. Có 2.313 nhà dân bị ngập sâu nửa mét nước, chủ yếu ở các xã: Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, Ân Hữu, Ân Nghĩa. Ông Cần cho hay: “Trên địa bàn huyện đã có một trường hợp người chết do lũ đó là em Trần Thanh Giản, 17 tuổi, ở thôn Nghĩa Điền, xã Ân Nghĩa. Sáng 15.11 trong lúc đi thả bò thì bất ngờ nước lũ đổ về cuốn trôi, đến 10 giờ người dân và chính quyền địa phương mới vớt được xác em Giản”.
Còn tại huyện Hoài Nhơn, nước lũ từ sông Lại Giang dâng cao, vào lúc 15 giờ 30 phút chiều 15.11, mực nước sông Lại Giang đo được 7,49m, trên báo động 2 là 0,49m. Một số tuyến đường liên xã bị chia cắt hoàn toàn như: Hoài Đức - Hoài Mỹ, Hoài Xuân - Hoài Hương, Tam Quan - Hoài Châu. Hơn 100 hộ dân ở các xã Hoài Đức, Hoài Xuân, Hoài Sơn, thị trấn Bồng Sơn bị ngập.
* Tại huyện Phù Mỹ, phía tây đường QL 1A thuộc địa bàn Trung tâm Thị trấn Phù Mỹ, đặc biệt là tại các thôn An Lạc Đông 1, 2, Trà Quang…ngập úng nặng chưa từng có. Nhiều tuyến đường Lê Lợi, Chu Văn An, Nguyễn Thị Minh Khai... bị ngập sâu, giao thông khó khăn.
Anh Phạm Thanh Hùng – nhà phía đông đường Lê Lợi (thôn Trà Quang) ở từ năm 2008 đến nay phân trần: “Từ hồi giờ đâu có thấy, đây là lần đầu tiên nước ngập úng con đường bê tông này, ghê quá, có chỗ gần nửa mét. Theo anh, mưa lũ từ thượng nguồn đổ về nhiều cả đêm phần đành, nhưng có chỗ nào bị oán nước nên lũ không thoát kịp gây cũng tuyến đường này”.
Từ Quốc lộ 1A Trung tâm chợ huyện chạy dọc theo phía nam lên ga tàu lửa nước ngập một số nhà dân phải di dời lên ở nhờ nơi khác “gia đình tui ở đây 27 năm rồi chưa thấy năm nào nước lũ lớn, tràn ngập vô nhà tui, ngâm lâu như thế này” bà Nguyễn Thị Thu – 68 tuổi, thôn An Lạc Đông 1 than thở.
* Tại TP Quy Nhơn, chiều 15.11, nước lũ đổ về đã chia cắt phường Nhơn Bình, phường Nhơn Phú. Nhiều hộ dân bị nước lũ tràn vào nhà. Đường từ ngả ba Phú Tài vào nội thành bị ngập nhiều đoạn gây chia cắt giao thông. Trong đó, đoạn đường từ ngã ba Ông Thọ đến cầu chợ Dinh bị ngập sâu, xe máy không thể lưu thông được…
Chỉ tính riêng 1- 7 giờ ngày 15.11 lượng mưa đo được tại An Hòa 122mm, Bồng Sơn 131mm, Vĩnh Sơn 146mm, Bình Nghi 164mm, Thạnh Hòa 127mm, Vân Canh 167mm, Quy Nhơn 130mm, Phù Mỹ 134mm, Phù Cát 123mm, Hoài Ân 114mm.
Lũ cuốn trôi bò
Chiều 15.11, do nước sông Kim Sơn lên nhanh đã cuốn trôi 2 con bò của ông Lê Văn Mà ở thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân. Đây là 2 con bò cái đẻ, trị giá 30 triệu đồng. (Phạm Văn Viên)
T.SỸ- BÁ PHÚC-XUÂN LỘC-TRỌNG LỢI
-Việc quan trọng đầu tiên là thông tin đến với người dân kịp thời, khẩn cấp. Vừa qua chúng ta chưa làm được điều này. Hiện nay việc thông báo khẩn cấp đến người dân từ tỉnh-->huyện, tp-->xã, thị trấn-->thôn, khối-->tổ.. chắc chắn sẽ không phải khó khăn vì chúng ta có rất nhiều phương tiện truyền thông hỗ trợ . Nếu báo cho người dân biết trước vài giờ thì thiệt hại sẽ giảm đi rất rất nhiều. -Thứ hai: Không nên cứng nhắc không cho người dân qua lại trên những tuyến đường ngập lụt đây là một việc làm máy móc, cứng nhắc, gián tiếp gây thiệt hại cho người dân. Đành rằng đây là biện pháp để đảm bảo tính mạng cho người dân trong bão lũ, nhưng thay vào đó ta hãy đảm bảo về phương tiện, áo phao và chỉ cho những người đàn ông biết bơi đi lại..để họ về nhà và lo cho nhà cửa, người thân của mình đang khẩn cấp kêu cứu trong bão lũ. Vừa rồi gia đình người thân tôi tại khối Phú văn, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn thiệt hại hơn 100 triệu đồng chỉ vì sự ngăn cấm quá cứng nhắc như thế này!!!
Tôi đã ở trong vùng lũ tôi mới hiểu sự tàn phá và nguy hiểm của lũ là thế nào!. Khi con người ta sống trong cảnh nhìn tài sản trong phút chốc bị cuốn trôi, chưa kể đến tính mạng người thân ra sao mới thấy hết nỗi khổ cực của người dân. Đề nghị Chính quyền hãy có biện pháp cụ thể phòng chống lũ như: - Thông báo trước và kịp thời việc xả lũ của các hồ chứa đến từng hộ dân ( Chúng ta chưa làm được). để người dân kịp thời sơ tán. Để làm được việc này đòi hỏi Tỉnh phải giám sát được Công tác quản lý các hồ chứa. Cần thiết phải có Camêra giám sát. Không tin được báo cáo của các BQL. - Còn lại là các biện pháp cứu hộ. Nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay thì rất khó. không có thuyền... vì thiếu tiền...
Bão! Lũ! Thiên tai! Có bao giờ ngừng?! Hãy chung tay để xoa dịu nỗi đau mà con người Miền trung, dãi đất Miền trung đã oằn mình qua biết bao đau thương, gian khổ! Mỗi người hãy cố làm một chút việc Thiện, hãy bớt một chút của Tôi để cho cuộc đời đẹp hơn chút nữa các bạn nhé !
Tôi đọc tin của bạn CHINGUYEN nói "huyện Tây Sơn bị lụt do thủy điện Vĩnh Sơn xả nước không báo trước" mà thấy sự kém hiểu biết của bạn CHINGUYEN. Hồ Vĩnh Sơn các tràn xả lũ kiểu tự do, khi mực nước lớn hơn cao trình 775,20m thì tự chảy qua tràn. Cái hay của tràn tự do là điều tiết giảm lũ đột ngột xuống hạ du. Vì khi lưu lượng về hồ lớn, tràn không thoát kịp lũ, thì mực nước trong hồ dâng cao. Khi mực nước càng cao thì lưu lượng qua tràn lại tăng theo (lưu lượng xả tỷ lệ thuận với chiều cao cột nước trên đỉnh đập tràn). Do đó không có chuyện thủy điện Vĩnh Sơn xả lũ không báo trước.
Đêm ngày 15 và sáng ngày 16 tháng 11, các tuyến tuyến đường cũng như các huyện của tỉnh Bình Định ngập toàn bộ trong nước, do nước lũ lớn trong đêm rất nhanh nên người dân không thể nào phòng bị kịp, cảnh người dân phải lo lắng, phải ngâm mình trong nước cả đêm.........nước lũ lớn nhanh và đột ngột như thế...vv. Gây thiệt hại rất lớn đối với người và tài sản của người dân(phước hoà, tuy phước, bình định). Cả ngày 16 tháng 11 toàn bộ người dân bị chia cắt và mất liên lạc toàn bộ....người dân phải cam chịu tất cả................"mà không thấy ai.....chính quyền cấp trên đi khảo sát và đưa ra biện pháp đói phó lũ cùng người dân".............công tác phòng bị tại tỉnh là rất kém, không có trách nhiệm và hơi xem thường tính mạng và tài sản người dân nơi này...
Rõ ràng là có xả lũ sao ông chủ tịch tỉnh nói là không có xả lũ?
Quê tôi thuộc Xã Bình Nghi - H.Tây Sơn - Bình Định. hôm qua nay tôi ăn k ngon ngủ k yên và dõi theo tình hình mưa lũ ở quê tôi cũng như tình hình chung của Miên Trung thương yêu từng phút từng giây.Tối hôm qua ngày 15.11.2013 tôi lại nghe 1 tin vô cùng đau xót con trai chị nguyễn Thị Cúc mới 4 tuổi trong lúc mẹ đang dọn lũ cháu bé bất cẩn đã rớt xuống nước và đã ra đi mãi mãi, người mẹ sau 1 hồi dọn lũ nhìn lại k thấy con đâu tìm hoài tìm mãi mới tháy xác con trai thơ dại đã nổi lềnh bềnh trên mặt nước,nỗi đau tột độ người mẹ không biết làm gì hơn trong cơn nước lũ đã ngập gần tới mái nhà , người mẹ chỉ biết ngồi ôm con thơ khóc suốt đêm trong khi người cha đang lặn lội phương xa vì cơm áo gạo tiền. Đay chỉ là 1 trường hợp đáng thương mà chính ngay nơi tôi sinh ra, con biết bao nhiêu hoàn cảnh đáng thương nữa, hỡi ơi chính quyền địa phương đã làm gì, Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn đã làm gì mà hê ra là nói "vì nước vì dân" ăn lương từ dân mà không làm tròn trách nhiệm của 1 ng
Quê tôi ở Thôn lướng quang,xã phước quang, Tuy phước. Hiện tại nước đang lên rất nhanh. Mong các cơ quan chức năng cần có giải pháp để hỗ trợ người dân bảo vệ tính mạng và tài sản. tha thiết yêu cầu!
Quê tôi ở xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đêm ngày 15/11/2013, đê sông Côn đoạn đập Thạn Hòa bị vỡ khoảng lúc 11:00 tối. Hiện tình hình nhiều nhà dân ven đê đang rất nguy cấp nhưng chính quyền địa phương chưa có giải pháp gì. Tôi chủ động tìm kiếm thông tin đường dây nóng Ban Phòng chống bão lụt và Tìm kiếm cứu hộ tỉnh Bình Định nhưng không có thông tin. Tôi không rõ là Ban này không thiết lập đường dây nóng hay là lập rồi mà không công bố rõ ràng trên internet để người dân có điều kiện tiếp cận thông tin trong những lúc khẩn cấp như thế này. Chưa có bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính quyền quản lý cấp huyện, tỉnh. Chúng tôi, những người dân sống ven hai bờ đê sông Côn đoạn đập Thạnh Hòa (thôn Tri Thiện, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) xin khẩn thiết tìm kiếm cứu hộ và giải pháp khẩn cấp từ các cơ quan chức năng để tránh gây thiệt hại về người và tài sản. Xin hãy xem xét!!! Mọi chi tiết xin liên hệ: 0908 846500
sáng nay, ngày 15 tháng 11, khu vực xã Bình Thành huyện Tây Sơn bị chìm trong biển nước, dân kêu cứu, chính quyền ngó lơ. đến giờ 19 giờ 30 phút hôm nay, xã Bình Thành huyện Tây Sơn trời tiếp tục mưa, nước dâng cao 2-3m phần lớn bà con thôn Phú Lạc đã bị ngập trong biển nước, không có phương tiện di chuyển, trèo lên mái nhà tránh lũ, nhưng chưa thấy cơ quan chức năng đến cứu hộ. chính quyền ở đâu khi bà con cần........?, thiệt hại về tài sản là rất lớn, đêm nay nước tiếp tục dâng có thể nguy hiểm đến tính mạng...................... lãnh đạo tỉnh có biết việc đó không? nếu không có phương tiện cứu hộ đêm nay thôn Phú Lạc có nguy cơ xóa sổ........... đây là tin báo khẩn cấp, nếu ai đó có thể liên hệ với lãnh đạo tỉnh được thi báo để kip cứu người khẩn cấp....................