Mưa lũ gây nhiều thiệt hại trên diện rộng
Do tình hình mưa lũ gây thiệt hại lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh, ngay trong ngày 15.11, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã về thường trực tại những địa phương bị ngập nặng do lũ, chỉ đạo công tác chống lũ, di dời dân bị ngập sâu đến nơi an toàn.
Chiều tối 15.11, Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 15 kết hợp với không khí lạnh tăng cường và nhiễu động gió Đông trên cao, nên từ ngày 14-15.11, khu vực tỉnh Bình Định có mưa rất to. Chỉ tính từ 1 giờ đến 13 giờ ngày 15.11 có mưa rất to, lượng mưa đo được tại An Hòa 227mm, Bồng Sơn 175mm, Vĩnh Sơn 288mm, Bình Nghi 219mm, Thạnh Hòa 141mm, Vân Canh 297mm, Quy Nhơn 133mm, Phù Mỹ 229mm, Phù Cát 156mm, Hoài Ân 160mm. Để đảm bảo an toàn cho các hồ chứa, Công ty TNHH Khai thác Công trình thủy lợi đã xả hồ chứa nước Định Bình với lưu lượng 2.611 m3/giây. Mưa lớn, nước đầu nguồn đổ dồn xuống các dòng sông, khiến cho mực nước các sông dâng cao, trong đó sông Lại Giang tại Bồng Sơn trên báo động III: 0,21 m; sông Kôn tại Vĩnh Sơn trên báo động III: 1,45 m, tại Bình Nghi trên báo động III: 1,49 m và tại Thạnh Hòa trên báo động III: 0,40 m. Sông Hà Thanh tại Vân Canh trên báo động I: 0,10 m và tại Diêu Trì trên báo động III: 0,96 m.
TIẾN SỸ
Tại huyện Phù Mỹ, do mưa lớn, phía tây QL 1A đoạn thuộc địa bàn trung tâm thị trấn Phù Mỹ, đặc biệt là tại các thôn An Lạc Đông 1, 2, Trà Quang, dọc tuyến đường Lê Lợi, Chu Văn An, Nguyễn Thị Minh Khai… bị ngập sâu. Toàn bộ học sinh ở các khu vực này không thể đi học được… “Gia đình tôi ở đây 27 năm rồi chưa thấy năm nào nước lũ lớn như thế này” - Bà Nguyễn Thị Thu (68 tuổi, ở thôn An Lạc Đông 1) cho biết. Theo Phó chủ tịch UBND thị trấn Phù Mỹ, ông Nguyễn Văn Định Hà, thống kê sơ bộ, đã có gần 100 nhà dân bị ngập lụt, nước lên quá bất ngờ, rất nhanh nên trở tay không kịp, lúa, gạo hư hỏng nặng; nhiều vật dụng, đồ đạc, tài sản của dân bị thiệt hại nặng.
T. TRỌN - X. LỘC
Tại huyện Vân Canh, mưa rất to khiến các xã, thị trấn trong huyện bị ngập lụt cục bộ. Đến trưa 15.11, nhiều đoạn trên đường ĐT 638 từ Diêu Trì đi Vân Canh bị ngập sâu trong nước. Tại thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, cầu Suối Muồng và cầu Bà Chua bị ngập hoàn toàn, chia cắt các xã Canh Vinh, Canh Hiển. Tại xã Canh Vinh, Canh Hiển, hàng trăm nhà dân bị ngập sâu trong nước, nhiều hộ có nhà bị ngập đến nóc. Đường liên xã đi Canh Liên cũng bị chia cắt, nhiều đoạn đường ngập sâu trong nước lũ gần 1 mét. Các công trình kè đê sông Hà Thanh đang thi công cũng bị thiệt hại nặng do nước lũ cuốn trôi.
QUANG HƯNG - ĐÌNH DẶM
Tại huyện Tuy Phước, trong hai ngày 14 và 15.11 có mưa rất to, nước lũ từ thượng nguồn sông Hà Thanh bất ngờ dâng rất nhanh uy hiếp gần 15 km tuyến đê bao, uy hiếp thị trấn Diêu trì, hàng trăm hộ dân ở thôn 2 Vân Hội 1 và thôn Luật Lễ do nước lũ dâng cao quá đột ngột nên toàn bộ tài sản, lúa thóc và vật dụng trong gia đình không dọn kịp bị ngập chìm trong nước. Lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung kích và hàng chục xe cơ giới đã được huy động giúp dân chống lũ.
Đến 14 giờ ngày 15.11, chênh lệch giữa mực nước ngoài sông với trong đồng lên rất cao - hơn 3 mét, đã có 3 đoạn đê bị vỡ gần 100 mét. Đến cuối giờ chiều 15.11, nước lũ tràn qua mặt đê hơn 0,5 mét trên chiều dài hơn 300 mét.
THANH NGHIÊM
Mưa lũ khiến nhiều khu vực dân cư với khoảng trên 1.400 hộ dân nằm dọc ven sông Hà Thanh như An Long 1, An Long 2, Bình Long, Tân Lợi (xã Canh Vinh, huyện Vân Canh) và xóm 2, xóm 3 và xóm 4, thôn Cảnh An 1, xã Phước Thành và thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước) bị nước lũ chia cắt, cô lập. Mưa lũ gây ngập trạm biến áp Bình Long, xã Canh Vinh (Vân Canh) khiến hệ thống điện toàn khu vực bị cắt, gây mất điện diện rộng. Cầu tạm Suối Kè ở xã Canh Hiển bị sạt lở nặng, khiến giao thông ngưng trệ. Mưa lũ đã cuốn trôi anh Phạm Cao Điều (SN 1985, trú xóm 1, thôn An Long 1, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh) lúc 11 giờ 30 phút trưa 14.11, khi anh Điều đang trên đường về nhà. Đến 18 giờ 30 ngày 15.11, vẫn chưa tìm thấy thi thể anh Điều.
TRỌNG LỢI
Tại huyện Tây Sơn, nước sông Côn và sông Hầm Hô dâng cao đột ngột gây chia cắt, cô lập nhiều khu vực. QL 19 đoạn đi qua huyện Tây Sơn đã bị ngập sâu trong nước lũ tại nhiều vị trí.
Nhiều thôn ở các xã: Bình Tường, Tây Phú, Tây Xuân… bị ngập sâu trong nước, người dân phải sơ tán và di dời súc vật lên các gò cao. Nhiều xóm như Đồng Lẫm (khối Hòa Lạc, thị trấn Phú Phong), Chơn Tự (xã Bình Thành) chìm sâu trong nước và cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Cầu suối Cát ở xã Tây Giang, nước lũ quá mạnh làm gãy cầu. Nước lũ đã cuốn trôi ông Phan Minh Hải (37 tuổi) và Nguyễn Thanh Sang (41 tuổi) ở khối Hòa Lạc, thị trấn Phú Phong. Rất may, nhân dân đã cứu được ông Hải, riêng ông Sang đã bị nước sông Côn cuốn trôi đến cuối giờ chiều vẫn chưa tìm được xác. Ngay trưa 15.11, ông Tạ Xuân Chánh - chủ tịch UBND huyện, Đỗ Văn Sĩ - Phó chủ tịch UBND huyện đã có mặt tại các vị trí bị ngập lụt nặng, chỉ đạo lực lượng công an, huyện đội đưa dân sơ tán, giúp di dời tài sản và gia súc.
H.CHI
Tại huyện An Lão, từ chiều 14.11 đến 15.11 do mưa lớn, một số khu dân cư và đường giao thông trên địa bàn huyện An Lão bị mưa lũ gây ngập nước cục bộ. Nhiều trường học phải cho học sinh nghỉ học. Huyện An Lão cũng đã ngừng tất cả các cuộc họp để tập trung đối phó với mưa lũ. Lãnh đạo huyện, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp đã xuống cơ sở tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ở vùng trũng thấp và vùng có nguy cơ bị sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn theo các phương án đã xây dựng trước.
HOÀNG NAM QUỐC
Tại TP Quy Nhơn, đến khoảng 14 giờ 20 phút thì mưa lớn đã làm ngập một số khu vực thuộc ngã ba Ông Thọ và đoạn đường Hùng Vương, TP Quy Nhơn. Nhiều cán bộ, công nhân, viên chức của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa bàn Khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ đành phải quay xe máy trở về và tạm nghỉ việc. Đến khoảng 15 giờ 10 phút ngày 15.11 thì nước lũ đã kéo tới khu vực Cụm công nghiệp Nhơn Bình…
VIẾT HIỀN
Ông Trần Duy Thứ, Chủ tịch UBND phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn), cho biết nước lũ đã nhấn chìm toàn bộ phường, từ khu vực 3 đến khu vực 9 bị ngập hoàn toàn, còn khu vực 1 và khu vực 2 bị chìm một nửa.
Có khoảng 3.000 hộ dân bị nước lũ tràn vào nhà, trong đó rất nhiều hộ nước ngập sâu từ 0,5 mét đến 1 mét. Theo ông Thứ, nhờ rút kinh nghiệm đợt lũ của năm 2009 nên người dân trong phường đã chủ động di dời tài sản, cơi nới từ sớm nên thiệt hại sẽ ít hơn. Đến 19 giờ ngày 15.11, nước lũ bắt đầu rút nhanh nên người dân bớt lo lắng.
PHẠM PHƯƠNG
Theo Công ty Cấp thoát nước Bình Định, 11 giếng khoan khai thác nước trong tổng số 13 giếng ở bãi giếng dọc sông Hà Thanh (huyện Vân Canh) đã bị ngập, phải ngừng hoạt động; tại bãi giếng Tân An (TX An Nhơn) 6 giếng trong tổng số 9 giếng cũng lâm vào tình trạng tương tự do nước lũ. Lượng nước cung cấp cho TP Quy Nhơn bị thiếu nghiêm trọng.
NGUYỄN BÁ
Bạn Võ Ngọc Minh nói có vẻ hợp lý nhưng phân tích chưa chuẩn. Những Thủy điện như Hòa Bình, Yaly, Đanhim thì việc đầu tư xây dựng này là hoàn toàn hợp lý, giải quyết một nhu cầu năng lượng điện rất lớn của nước nhà. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng thủy điện ở miền trung cần phải có những đánh giá chuẩn xác, hiệu quả kinh tế thực sự và trách nhiệm với xã hội bỡi đây là nơi hứng chịu nhiều thiên tai lũ lụt trong khi địa hình núi đồi rất dốc, các dòng sông đều khá ngắn đi kèm với địa hình dốc này. Khi tích nước trong cả ngày mưa to + với lượng mưa vẫn đều thì khi xả tôi đảm bảo với bạn là phải 1.5 hoặc 2 lần so với lưu lượng thường mới đảm bảo khả năng an toàn + với lượng mưa vùng từ chân đập đến hạ lưu thì bạn tính xem hạ lưu sẽ gánh lượng nước là bao nhiêu so với bình thường? Theo tôi đầu tư vào Thủy điện nhiều ở miền trung là con dao 2 lưỡi thật sự, giá thành điện có rẻ, có đóng gọp vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên theo tôi vẫn còn hướng đầu tư sản xuất điện khác như điện gió mà các n
wa đây chúng tôi có ý kiến nên hợp tác với các nhà cung cấp mạng như viettel, mobile, khi co thông tin gi cần thông báo thì các nhà cung cap mạng sẽ thông báo cho người dân biết trước một cách nhanh nhất, nếu trận lũ ngày 15/11 người dân biết trước đi lánh nạn thì hậu wả ko khủng khiep như bây giờ.
Nếu có xả lũ thì cũng thông báo cho dân biết trước mà chuẩn bị, như việc xả hồ ngày 15/11 nước xuống wá nhanh, nhiều khu vực dân ko kịp trở tay thu dọn tài sàn, cũng không nghe thông báo nào từ phía thuỷ điện.với lại từ trước tới giờ chưa xảy ra trận lũ nào lớn như vậy nên người dân cứ tưởng rằng nước chỉ lên một mức nào đó rồi sẽ giảm nên chủ quan một phần,đến khi nước dâng wá nhanh, và mạnh thì lúc đó đã wá muộn, wa trân lũ này mong người dân chúng ta nên rút ra bài học cho mình, lúc nào cũng cận thận đề phòng khi có lũ
Không xây thủy điện -> điện đâu mà dùng? Thiếu điện lại kêu sao thiếu điện. Không xây thủy điện - hồ chứa -> điều tiết nước giữa 2 mùa cung cấp cho nông nghiệp lấy đâu ra? Thủy điện - hồ chứa cũng có khả năng chống lũ. chỉ xả lượng nước vượt khả năng của nó. Các bác phải hiểu rõ, không nên đổ tội cho thủy điện - hồ chứa. Nó chỉ xả lượng vượt quá khả năng phòng chống của nó. Không xả thì lượng nước đó cũng đổ về hạ lưu, cũng ngập bình thường.
Không xả cho nó vỡ ra rùi thoát chết à, cứ đổ thừa
Việc xả lũ là nguyên nhân chính, phải nhìn nhận lại trách nhiệm
Nội dung Mưa đâu có gây lụt lũ như thế, chính việc xã đập gây ra tình trạng trên mà