Lũ dữ...
Những tưởng mùa mưa bão, lũ lụt năm 2013 sẽ qua đi yên lành với người dân Bình Định thì cơn áp thấp nhiệt đới ngoài dự kiến đã gây tai họa quá sức tưởng tượng của dân cư. Chỉ trong chưa đầy một ngày nước lũ đã ào ạt tuôn xuống khắp nơi, khiến cho trên 40 xã của 10 huyện chìm ngập trong cơn lũ dữ.
Mặc dù chính quyền địa phương và người dân đã huy động mọi lực lượng nỗ lực chống chọi, nhưng hậu quả của trận ngập lụt này vẫn rất khủng khiếp. Với rất nhiều công trình giao thông, thủy lợi, đê điều bị hư hỏng nặng, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập, hàng trăm héc ta hoa màu bị hư hại, sản xuất đình đốn… tỉnh ta đã bị thiệt hại lên đến gần 2.000 tỉ đồng!
Với người dân Bình Định và cả miền Trung, cơn lũ năm 1999 là cơn lũ lịch sử. Thế nhưng, đợt lũ vừa qua lại vượt đỉnh lũ năm 1999 gần nửa mét. Ngập lụt hiện không chỉ xảy ra ở những vùng trũng thấp như trước mà diễn ra trên diện rộng, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến miền núi. Ngay cả những khu vực trước đây ít khi xảy ra ngập lụt như phường Bình Định (thị xã An Nhơn), thị trấn Phù Mỹ, thị trấn Tăng Bạt Hổ (Hoài Ân)…, thì nay cũng chung số phận. Điều đó cho thấy sự khốc liệt của thiên tai đã và đang có chiều hướng gia tăng.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra ngập lụt do lượng mưa quá lớn dồn dập trong một thời điểm trên diện rộng là điều dễ nhận thấy, nhưng sâu xa của vấn đề vẫn là sự biến đổi khí hậu ngày càng khó lường. Bên cạnh đó, không thể kể tên đến những “nhân tai” khác cũng góp phần không kém làm cho tác động tiêu cực của thiên tai có thêm sự cộng hưởng không nhỏ. Đó là việc tàn phá rừng trong nhiều năm qua để lấy đất sản xuất, làm thủy điện… một cách vô tội vạ khiến diện tích rừng ngày càng co hẹp dần, các chức năng phòng hộ như giữ nước, tích nước, điều tiết nước của rừng không còn hữu ích như trước. Đó là việc các hồ chứa được xây dựng để phòng hạn, ngăn lũ thì lại trở thành tác nhân gây hạn và tăng lũ…. Hiện nay, do công tác dự báo còn yếu kém, đa số các hồ lại không có chức năng dự phòng cắt lũ nên khi đã tích đầy nước mà lượng mưa vẫn cao và tiếp tục trên diện rộng thì các hồ buộc phải xả lũ để bảo đảm an toàn, cho dù việc xả lũ có thể gây thiệt hại nặng cho phía hạ lưu. Chính vì điều này mà lũ lụt hiện nay không theo quy luật, khó đối phó hơn và gây thiệt hại nhiều hơn!
Hiện tượng thời tiết cực đoan gây thiệt hại ngày càng lớn buộc chúng ta phải suy nghĩ vì những tác động tiêu cực của nó gây ra những hậu quả khó lường. Lũ lụt khiến đời sống của hàng ngàn gia đình người dân lâm vào cảnh lao đao là một thực tế. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần nhanh chóng có những hành động thiết thực nhằm giảm nhẹ được thiệt hại do thiên tai gây ra. Thiên tai khó tránh, còn “nhân tai” là chuyện của con người và có thể khắc phục.
Bình Thanh
Nội dung 02 việc cần thiết phải rút kinh nghiệm trong bão lũ 12/2/2013 5:25:16 AM -Việc quan trọng đầu tiên là thông tin đến với người dân kịp thời, khẩn cấp. Vừa qua chúng ta chưa làm được điều này. Hiện nay việc thông báo khẩn cấp đến người dân từ tỉnh-->huyện, tp-->xã, thị trấn-->thôn, khối-->tổ.. chắc chắn sẽ không phải khó khăn vì chúng ta có rất nhiều phương tiện truyền thông hỗ trợ . Nếu báo cho người dân biết trước vài giờ thì thiệt hại sẽ giảm đi rất rất nhiều. -Thứ hai: Không nên cứng nhắc không cho người dân qua lại trên những tuyến đường ngập lụt đây là một việc làm máy móc, cứng nhắc, gián tiếp gây thiệt hại cho người dân. Đành rằng đây là biện pháp để đảm bảo tính mạng cho người dân trong bão lũ, nhưng thay vào đó ta hãy đảm bảo về phương tiện, áo phao và chỉ cho những người đàn ông biết bơi đi lại..để họ về nhà và lo cho nhà cửa, người thân của mình đang khẩn cấp kêu cứu trong bão lũ. Vừa rồi gia đình người thân tôi tại khối Phú văn, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn