Thực hiện chủ trương xóa bỏ lò gạch nung thủ công:
Sẽ điều chỉnh lộ trình cho phù hợp
Ông Trần Viết Bảo
Xóa bỏ lò gạch nung thủ công (LGNTC) để bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… là chủ trương đúng đắn của Chính phủ. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ trương này ở tỉnh ta đã gặp phải một số khó khăn. PV Báo Bình Định đã trao đổi với ông Trần Viết Bảo - Phó Giám đốc Sở Xây dựng - quanh vấn đề này.
* Ông có thể cho biết tình hình thực hiện xóa bỏ LGNTC trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian qua?
- Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc xóa bỏ LGNTC, ngày 18.11.2011, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 04/2011/CT-UBND về việc tăng cường kiểm tra, rà soát tình hình sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung của Chính phủ. Chỉ thị nêu rõ, các chủ cơ sở sản xuất gạch đất nung bằng lò thủ công chấm dứt sản xuất và tự tháo dỡ lò trả lại mặt bằng trước ngày 30.6.2013. Riêng đối với huyện Tây Sơn, thời hạn tháo dỡ lò được thực hiện đến ngày 30.6.2014.
Để triển khai thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã, nhất là huyện Tây Sơn (địa bàn có số LGNTC lớn nhất tỉnh), tiến hành thành lập các Ban chỉ đạo xóa bỏ LGNTC cấp huyện. Sở Xây dựng cũng đã tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung để bà con nghiên cứu chuyển đổi sản xuất, sớm chấm dứt việc sản xuất gạch, ngói đất nung bằng lò thủ công gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện chủ trương xóa bỏ LGNTC ở các địa phương diễn ra rất chậm, vì khi áp dụng vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, nên chỉ mới dừng lại ở thống kê số lượng lò nung thủ công, số lượng lao động tham gia sản xuất và không cấp phép khai thác đất sét để sản xuất gạch cho các lò thủ công, còn việc tháo dỡ lò thì thực hiện không đáng kể. Sở Xây dựng đang tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các địa phương và các ngành liên quan đẩy mạnh việc xóa bỏ LGNTC theo chủ trương của Chính phủ.
* Còn việc phát triển vật liệu xây dựng không nung được tỉnh ta thực hiện như thế nào?
- Về chính sách phát triển vật liệu xây không nung, Chính phủ không quy định cho địa phương xây dựng chính sách riêng nên tỉnh ta áp dụng các chính sách chung của Trung ương, như các dự án phát triển vật liệu xây không nung được ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp (DN); các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng - cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy chuẩn/năm trở lên được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm…
Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định lộ trình bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Cụ thể, kể từ ngày 15.1.2013, các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung. Tại các khu vực còn lại, kể từ ngày 15.1.2013 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung, sau năm 2015 phải sử dụng 100%. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung.
Theo chúng tôi, những quy định này của Trung ương là một chính sách ưu đãi lớn đối với các DN sản xuất vật liệu xây không nung, nhằm giải quyết đầu ra sản phẩm trong điều kiện thị trường chưa quen sản phẩm mới, giá thành còn cao so với gạch đất sét nung thủ công. Tuy nhiên, việc sản xuất gạch không nung ở tỉnh ta trong thời gian qua còn chậm, chỉ mới có 3 cơ sở đi vào sản xuất là HTX Đá Bình Đê (Hoài Nhơn), với 2 dây chuyền sản xuất gạch không nung, tổng công suất 16 triệu viên quy chuẩn/năm; Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Quang Trung (ở Khu công nghiệp Phú Tài), với một dây chuyền sản xuất, công suất khoảng 5 triệu viên quy chuẩn/năm; và Công ty TNHH Nam Phương (ở Phước Thành - Tuy Phước) với 2 dây chuyền sản xuất, tổng công suất 10 triệu viên quy chuẩn/năm. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng chỉ mới có 8 DN đăng ký kinh doanh lĩnh vực sản xuất gạch không nung, đang lập dự án, thủ tục thuê đất, giải phóng mặt bằng..., dự kiến đến cuối năm 2014 mới có sản phẩm.
* Trong tình hình vật liệu xây dựng không nung phát triển quá chậm, việc cấm sản xuất gạch nung thủ công như hiện nay thì lấy vật liệu gì để xây dựng, thưa ông?
- Đây chính là điểm khó trong bài toán xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động của các LGNTC hiện nay. Nhà đầu tư sản xuất gạch không nung nhìn thấy thị trường không có đầu ra, do gạch đất nung thủ công chiếm lĩnh nhờ ưu thế về giá, nên không dám đầu tư; các cơ sở hiện có thì sản xuất cầm chừng vì sản phẩm mới không cạnh tranh được.
Để giải quyết bài toán này, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng tính toán cân đối nhu cầu xây dựng trên địa bàn, xây dựng lại lộ trình và chính sách xóa bỏ LGNTC cho phù hợp trên cơ sở năng lực sản xuất của các nhà máy gạch tuy nen và gạch không nung hiện có. Dự kiến các nhà máy sản xuất gạch không nung sẽ được xây dựng và đi vào sản xuất trong năm 2014 và những năm tiếp theo. Hiện Sở Xây dựng đã xây dựng lộ trình và chính sách hỗ trợ xóa bỏ LGNTC để UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân kỳ họp sắp tới. Về lộ trình có điều chỉnh so với Chỉ thị 04/2011/CT-UBND để đảm bảo phù hợp với khả năng thay thế gạch đất sét nung thủ công bằng gạch không nung.
Ngoài ra, để các DN mạnh dạn đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung, sắp tới Sở Xây dựng sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc lộ trình quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Sở Xây dựng sẽ xây dựng lại bộ đơn giá cơ bản của tỉnh trên cơ sở có bổ sung các định mức xây dựng sử dụng gạch không nung, dự kiến áp dụng vào đầu năm 2014.
* Xin cảm ơn ông!
NGỌC THÁI (Thực hiện)
Trước hết cảm ơn Bác Nông Dân đã góp ý chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công của tỉnh. Chúng tôi biết để giải quyết triệt để chủ trương lớn này cần phải có chính sách đồng bộ, hiện tại chúng tôi đã tham mưu cho tỉnh lộ trình và chính sách xóa bỏ lò gạch thủ công (LGTC) và sẽ được thông qua kỳ họp HĐND sắp tới; để đồng bộ, chúng tôi cũng đã trình UBND tỉnh Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được thông qua, đang hoàn chỉnh và sẽ được tỉnh ban hành trong nay, mai. Trong quy hoạch này chúng tôi quan tâm nhiều đến việc chuyển đổi sản xuất của bà con sản xuất gạch, ngói nung thủ công; ngoài ra trong tháng 12 này chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch phát triển gạch không nung theo lộ trình của Chính phủ để trình bộ Xây dựng thỏa thuận trước khi trình UBND tỉnh ban hành. Xóa bỏ lò gạch thủ công là chủ trương lớn của Chính phủ, mục tiêu là giảm ô nhiễm môi trường, sử dụng đất sét hợp lý hơn (sản xuất sản phẩm từ đất nung giá trị cao hơn như ngói chất lượng cao, gạch trang trí,
Lộ trình thực hiện phù hợp như Sở đưa ra thì chưa đủ, phải cần thêm những chính sách lớn về An sinh xã hội đến với những người dân trong Làng nghề. Cụ thể : chính sách chuyển đổi nghề mới phải phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, khai thác tối đa những lợi thế mà địa phương có được kết hợp với những lợi thế mà lao động địa phương có được để đảm bảo Nghề sản xuất mới phải đảm bảo cuộc sống cho Họ thì Họ mới an tâm để cùng Nhà nước xóa bỏ nghề cũ được. Ví dụ: Vợ chồng Ông A ở huyện Tây Sơn trước đây có 1 cái Lò thủ công sản xuất Gạch truyền thống, Doanh thu đảm bảo cuộc sống cho 3 người con + với 3 lao động địa phương lúc nhàn rỗi. Giờ thực hiện theo chủ trương Nhà nước xóa bỏ Lò gạch TC và hướng dẫn Ông làm gạch không nung. Vậy! Tiền ở đâu mà Ông đầu tư Gạch không nung? Nguyên liệu làm gạch không nung có sẵn tại địa phương không? Sản phẩm làm ra của Ông A liệu có Cạnh tranh được với những Nơi sản xuất theo quy mô lớn hay không? Nếu bỏ lò Gạch không nung , Ông A ý định quay l