Phình động mạch não - sát thủ giấu mặt
Tại Hội nghị thường niên lần thứ 14 của Hội Phẫu thuật thần kinh Việt Nam vừa được tổ chức ngày 6-7.12, kết quả điều trị bệnh túi phình động mạch não của BVĐK tỉnh đã được các đại biểu đánh giá rất cao. Đây là một chứng bệnh phổ biến nhưng khó phát hiện, việc điều trị khá phức tạp.
Bệnh lành tính nhưng cần phát hiện, điều trị kịp thời
Tối 23.10, bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa (79 tuổi, ở thôn 2, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) được đưa vào khoa Ngoại Thần kinh - cột sống, BVĐK tỉnh, với chẩn đoán chuyển viện là tai biến mạch máu não. Theo lời kể của con trai bệnh nhân Hoa, bệnh nhân đau đầu kéo dài, 7 ngày liên tiếp không ăn được, nôn nhiều. Được điều trị tại một bệnh viện đa khoa tuyến trước và kết quả chụp CT-scanner thấy hiện tượng xuất huyết não, nhưng vẫn không nghĩ đến chứng phình động mạch não. Sau đó bệnh nhân được đưa vào BVĐK tỉnh điều trị, kết quả chụp mạch máu não (DSA) vào sáng 24.10 cho thấy bệnh nhân có 1 túi phình ở động mạch thông trước, kích thước túi 4,1 x 2,2mm, cổ túi phình 2,2mm. 9 giờ sáng 24.10, các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh - cột sống tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa bằng phương pháp phẫu thuật kẹp túi phình qua hệ thống kính vi phẫu. Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân hồi sức tốt sau mổ và được xuất viện hơn 10 ngày sau đó.
Phình động mạch não là tổn thương phình ra bất thường tại một hoặc nhiều vị trí của động mạch não, tạo thành một điểm yếu dễ vỡ. Đau đầu, cứng gáy, không sốt là triệu chứng điển hình của vỡ túi phình động mạch não. Vỡ túi phình động mạch não có thể nghĩ đến qua chụp CT-scanner, với điều kiện bác sĩ đọc kết quả phải có kinh nghiệm. Nếu không có CT-scanner hoặc kết quả chụp không thấy chảy máu dưới nhện nhưng vẫn nghi ngờ, có thể chọc ống sống thắt lưng. Dịch não tủy có máu không đông là dấu hiệu của chảy máu dưới nhện.
Theo thạc sĩ Đào Văn Nhân, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh - cột sống, với dân số 1,5 triệu người, theo tần suất lý thuyết, lượng bệnh nhân bị túi phình động mạch não ở Bình Định có thể lên đến 300 người/năm. Tuy nhiên, số được phát hiện và điều trị chỉ khoảng 40-50 người. Tỉ lệ được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời trên thực tế còn thấp hơn rất nhiều.
Theo một thống kê của khoa Ngoại Thần kinh - cột sống, từ tháng 5.2010 đến tháng 4.2013, có 86 bệnh nhân được chẩn đoán vỡ phình động mạch não. Trong số này, chỉ có 2 bệnh nhân được can thiệp trước 48 giờ. Có 73 bệnh nhân được can thiệp trong 48-96 giờ và 11 bệnh nhân được can thiệp sau 96 giờ.
“Nếu không được điều trị kịp thời, túi phình vỡ lần 2 thì nguy cơ tử vong lên đến trên 85%, do mạch máu não co thắt mạnh, khối máu tụ do chảy máu... sẽ gây phù não. Phẫu thuật khi đã tái vỡ rất khó khăn vì tri giác bệnh nhân xấu, do đó dễ dẫn đến các biến chứng hoặc di chứng nặng nề như liệt nửa người, hôn mê, sống thực vật, tử vong”, thạc sĩ Nhân phân tích.
BVĐK Bình Định đủ khả năng xử lý
“Phình động mạch não là bệnh lý lành tính, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường. Khi bị đau đầu kéo dài khoảng 1 tháng hoặc đau nhiều lần trong năm thì nên đến cơ sở y tế có chuyên ngành thần kinh để khám phát hiện”.
Thạc sĩ ĐÀO VĂN NHÂN, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh - cột sống, BVĐK tỉnh
Khi phát hiện phình động mạch não chưa vỡ, bác sĩ chuyên khoa đánh giá về nguy cơ vỡ để lựa chọn có can thiệp hay không. Với phình mạch đã vỡ, cần xử trí loại bỏ phình mạch khỏi hệ tuần hoàn để ngăn nguy cơ tái vỡ. Hiện nay, có 2 phương pháp cơ bản là can thiệp nội mạch và vi phẫu thuật kẹp túi phình.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Trung, khoa Ngoại Thần kinh - cột sống, cho biết: “Với can thiệp nội mạch bệnh nhân không phải phẫu thuật, bác sĩ chọc kim vùng bẹn bệnh nhân, luồn ống catheter từ động mạch đùi, đi qua buồng tim lên hệ động mạch não, tiếp cận vị trí phình mạch và thả lò xo kim loại (coil) vào làm bít tắc phình mạch. Đây là loại can thiệp ít xâm lấn, hạn chế tổn thương cho bệnh nhân”.
Còn với phẫu thuật bằng hệ thống kính vi phẫu, bác sĩ mở xương sọ, bóc tách màng nhện, tìm vị trí túi phình và kẹp một clip kim loại vào cổ túi phình. Một ca phẫu thuật tốn khoảng 20-25 triệu đồng, trong khi chi phí của can thiệp nội mạch đắt hơn, thường là trên 100 triệu đồng. Can thiệp nội mạch cũng chỉ thích hợp khi cổ túi phình nhỏ.
Theo thạc sĩ Đào Văn Nhân, BVĐK tỉnh là nơi hiếm hoi thực hiện được cả 2 phương pháp trên. Được triển khai từ 2010, đến nay, ở BVĐK tỉnh đã có 28 trường hợp được can thiệp nội mạch và khoảng 100 trường hợp phẫu thuật. “Triển khai cả 2 phương pháp tạo nhiều thuận lợi cho bệnh nhân. Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào đặc điểm của túi phình (kích thước túi và đường kính cổ túi) và điều kiện kinh tế của bệnh nhân”, thạc sĩ Nhân nhận định.
NGUYỄN VĂN TRANG
Tôi năm 28 tuổi, tôi hay bị mất cảm giác ở tay trái và khi gặp tình huống bất ngờ tôi bị tê, co rút cơ tay và cơ chân bên trái không đi được, mất kiểm soát tay và chân trai. Lúc ấy ngức cảm giác tức, tim đập nhanh nhưng chỉ kéo dài khoảng từ 5 đến 15 phút. nhưng 3 năm trước, tôi bị năng hơn, không thể kiểm soát cơ thể . Đi khám ở các bệnh viện thì nói sức khỏe tốt không sao cả. rồi cho tôi uống thuốc hỗ trợ cơ và thuốc bổ. Nhưng vẫn không khỏi, lúc đang tuyệt vọng nhất tôi gặp thầy bấm huyệt bấm một thời gian tôi khỏi hẳn. Tuy nhiên hơn 1 năm trước tôi lai bị lại, khi ngủ tôi hay có những cơn co rút người làm tôi không ngủ được, thờii gian này tôi thường xuyên đau đầu. Tôi lại bấm huyệt nhưng chỉ khẻ đuộc thời gian Cách đây 3 tuần tôi lai bị lại lần này nặng hơn. Một đêm tôi chỉ ngủ được khoảng 2 tiếng, dú rất thèm ngủ nhưng cứ hễ ngủ sâu là tôi lại bị co rút: bắt đầu tay mất cảm giác tôi cẩm nhận đuộc cơ đang rút thắt bên trong, lồng ngực ngộp khó chịu, sau đó co rút lan truyền xuống đùi và chân, tự chân tôi bị kéo rút như bị đi mà trật chân vậy, rất đau. Đỉnh điểm của con có rút là cách đây 1 tuần tôi định đi khám bệnh nhưng chư đi khấm thì sáng sớm lúc khoảng 2h15 thì bị co rút mạnh tay trái truyền qua tay phải, trong tích tắt lan xuông toàn toàn, tôi thấy lồng ngực bị rút mạnh tựng cơn, tay chân mất cảm giác, miệng mở ra không nói được tê cứng toàn thân, mắt tôi trợn ngược. Rồi tôi không còn biết gì Nghe người nhà kể lại: lúc đó thấy tối toàn thân tê cứng .May lúc đó người nhà tôi phát hiện nhưng khoảng 10 phút hay 20 phút gì đó, trong lúc gia đình tôi kêu hàng xóm giúp đỡ thì người tôi mềm ra hơn và được tôi đi cấp cứu. Tôi bệnh viện thì tôi đã tỉnh, bác sĩ đó huyết áp nhịp tim thì thấy ổn định. Nhiệt đọ 37,5 độ. Cho tôi uống hạ sốt và chuyền dịch và 7h sáng bác sĩ cho tôi đi kiểm tra lấy mấu, nước tiểu và cho đi chụp MRi và siêu âm. Tôi không thấy kết quả kiểm tra chinh thức nhưng bác sĩ nói tôi bình thường chụp mri hay siêu âm đều tốt. Bác sĩ cho tôi ra viên sau 3 ngày nằm. Hiện giờ thì tôi đã khá hơn, không còn co rút khi ngủ. nhưng tay vẫn còn tình trạng mất cảm giác tạm thời, đau đầu và ngộp ngực Tôi đang rất hoang mang mong bác sĩ tư vấn giúp tôi để tôi tìm ra chính xác bệnh và trị khỏi hẳn những triệu chứng trên. À cách đây 3 tháng tôi có đi lấy máy kiểm tra, thì bác sĩ nói tốt nhưng chỉ số đa hồng cầu 6,05 hơi cao, bác sĩ chỉ nói cần chú ý chế độ ăn.
Chồng tôi năm nay 37 tuổi, anh ấy có hiện tượng choáng váng và tê tay hơn 2 năm nay. Năm trước anh ấy đi khám tại bệnh viện 103 và làm thủ tục nhập viện với chuẩn đoán bệnh Tiền Đình. Điều trị tại đây một thời gian nhưng bệnh thuyên giảm không đáng kể. Cách đây 6 tháng, anh ấy tiếp tục có hiện tượng đau đầu, ù tai và đã đi khám tại bệnh viện Bạch Mai. Kết quả chụp cho thấy anh ấy bị chứng phình động mạch não. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ yêu cầu về theo dõi tình trạng bệnh. Gia đình có mua một số thuốc hỗ trợ mạch não cho anh ấy uống nhưng bản thân anh ấy lúc nào cũng trong tình trạng đau đầu, ù tai, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Không biết với chứng phình động mạch não với biểu hiện trên nên có phương pháp điều trị như thế nào? khả năng vỡ túi phình có thể xảy ra hay không? Xin Bác sĩ tư vấn cho chúng tôi có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Gia đình tôi xin trân thành cảm ơn. Mong nhận được hồi âm sớm. Liên hệ số Đt: 01283.515.888
chị gái tôi năm nay 52 tuổi bị bệnh phinh động mạch não trái đã phẩu thuật can thiệp nội mạch.Hiện tại bác sỹ chẫn đoán bên phải cũng có cũng bị phinh nhưng chổ phình còn nhỏ không thể phẩu thuật,nếu muốn phẩu thuật phải chờ 2 tháng sau để khối phình to lên mới có thể can thiệp. Hiện chị gái tôi ngày nào cũng đau đầu giữ dội, bác sỹ chỉ định cho truyền giảm đau. Gia đình tôi đang rất lo lăng cho tình trạng bệnh của chi vậy có cách gì can thiệp sớm hơn mong các bác sỹ chuyên nghàng có thể giúp đỡ cho gia đinh tôi. Gia đình xin cảm ơn. Liên hệ số điện thoại 01243134086