Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên
Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ýthức pháp luật cho thanh thiếu niên” giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh, đã được các cấp, ngành, địa phương triển khai rộng khắp, mang lại hiệu quả tích cực.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thường xuyên phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho thanh thiếu niên (TTN), nhất là các nhóm TTN là học sinh, sinh viên, người lao động, người dân tộc thiểu số và TTN vi phạm pháp luật. Nội dung PBGDPL tập trung vào các lĩnh vực pháp luật gần gũi, liên quan trực tiếp đến đời sống của TTN; hình thức PBGDPL đa dạng, thường xuyên được đổi mới.
Học sinh tích cực hưởng ứng tại một buổi tuyên truyền thực hiện pháp luật về ATGT.
Ở cấp tỉnh, Sở Tư pháp đã tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật (KTPL), kỹ năng PBGDPL cho ĐVTN và hội viên các Hội tham gia các nhóm nòng cốt ở cơ sở; tổ chức các Ngày hội “Công dân với pháp luật”; tập huấn KTPL và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên và gần 500 cuộc trợ giúp pháp lý có lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tư vấn pháp luật cho 25.436 lượt ĐVTN và nhân dân.
Sở LĐ-TB&XH, Ban Dân tộc tỉnh cũng tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền và đối thoại về thực hiện pháp luật lao động trong DN, truyền thông về Luật Trẻ em, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết; các cuộc thi nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em.
BHXH tỉnh phối hợp với Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu chính sách pháp luật về BHXH, BHYT”, “Rung chuông vàng tìm hiểu chính sách, pháp luật BHYT”. Tỉnh Đoàn tổ chức 1.179 buổi tuyên truyền, phổ biến KTPL; 70 phiên tòa giả định; 89 hội thi tìm hiểu pháp luật; phối hợp tổ chức gần 100 buổi tuyên truyền pháp luật, 350 hội thi, hội diễn về chủ đề ATGT; xây dựng 87 mô hình “Cổng trường ATGT”; phối hợp tổ chức tuyên truyền về biển đảo trong các trường đại học, cao đẳng, THPT; các diễn đàn tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên; triển khai cho ĐVTN tham gia đăng ký thực hiện phong trào “3 không” (không thử, không giữ, không sử dụng ma túy); 100% các cơ sở đăng ký xây dựng khu dân cư không có TTN vi phạm pháp luật…
Theo Sở Tư pháp, công tác PBGDPL cho TTN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 đã được UBND tỉnh đánh giá thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; nhiều hình thức mới, phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi. Đáng chú ý, đã sáng tạo xây dựng, duy trì, nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hay như “Mỗi tuần học 1 điều luật”, “Chi đoàn không khói thuốc lá”, “Chi đoàn không có ĐVTN vi phạm pháp luật, kỷ luật”, “Chi đoàn có môi trường văn hóa tốt” (Bộ CHQS tỉnh); mô hình “Phiên tòa giả định”, Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông”, “Cổng trường an toàn giao thông”; các CLB“Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm”, “Thanh niên với pháp luật, “Tuổi trẻ với pháp luật.
Bà Hồ Mỹ Ngọc Chân, Trưởng Phòng PBGDPL - theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư Pháp cho biết, phát huy những kết quả đạt được, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác PBGDPL cho TTN. Trong đó chú trọng các hoạt động nhằm tạo ra môi trường học tập, tìm hiểu pháp luật bổ ích thu hút đông đảo TTN tham gia, phát huy tinh thần tự giác học tập để TTN có ý thức hơn về vai trò của mình trong tìm hiểu pháp luật và làm “cầu nối” để lan tỏa pháp luật trong cộng đồng xã hội.
Bài và ảnh: HIÊN PHẠM