Trò chơi Cổ Nhơn ở Hoài Nhơn
Cổ Nhơn là một trò chơi trong dịp Tết Nguyên đán của người dân huyện Hoài Nhơn, đặc biệt phổ biến ở các xã: Hoài Đức, Hoài Tân và thị trấn Bồng Sơn.
Người dân mua Cổ Nhơn ở xã Hoài Đức.
Trò chơi cổ nhơn thường được bắt đầu vào ngày 29 hoặc 30 tháng 12 âm lịch và kéo dài đến mùng 5 hoặc mùng 6 Tết. Đến nay chưa có một tài liệu chính thống nào nói rõ nguồn gốc xuất xứ của Cổ Nhơn, chỉ biết nó đã có từ rất lâu đời, được nhiều thế hệ truyền nhau. Giờ đây, Cổ Nhơn gần như đã trở thành một “món ăn tinh thần” ngày Tết cổ truyền đặc sắc của người dân Hoài Nhơn.
Hộp kết quả treo trên cao trước sự kiểm soát của người dân và chính quyền địa phương.
Theo nhà nghiên cứu Đặng Quý Địch, trò chơi Cổ Nhơn đã xuất hiện khoảng thời nhà Nguyễn do du nhập từ bên ngoài. Khi về Việt Nam, cụ thể là ở Hoài Nhơn, Cổ Nhơn đã phát triển, biến hóa thành một trò chơi cho mọi tầng lớp người dân. Trò chơi này có một ban tổ chức, gọi là Hội xổ Cổ Nhơn. Hội này chịu trách nhiệm ra đề, thu tịch và sẽ chung tiền cho những người giải đáp chính xác. Tỷ lệ chiến thắng 1 đồng nhận 25 đồng. Tính đến nay, Cổ Nhơn Hoài Nhơn đã truyền qua nhiều đời hội chủ, nhưng chỉ khoảng 10 năm trở lại đây mới thật sự phát triển rộng rãi.
Đông đảo người dân háo hức chờ xổ Cổ Nhơn.
Người của BTC tháo hộp kết quả xuống.
Tịch của trò chơi này gồm có 36 con vật, dùng để ghi số tiền mà người chơi mua. 36 con trong bảng Cổ Nhơn được chia thành 9 nhóm: Tứ trạng nguyên: cá trắng, ốc, ngỗng, công; Ngũ hổ tướng: trùn, cọp, heo, thỏ, trâu; Thất sinh lý: rồng bay, chó, ngựa, voi, mèo, chuột, ong; Nhị đạo sĩ: hạt, kỳ lân; Tứ mỹ nữ: bướm, hòn đá, én, cu; Tứ hảo mạng: khỉ, ếch, quạ, rồng nằm; Tứ Hòa Thượng: rùa, gà, lươn, cá đỏ; Ngũ khất thực: tôm, rắn, nhện, nai, dê; Nhất ni cô: con yêu. Cứ một ngày hai lần, 6 giờ sáng và 14 giờ chiều, hội chủ sẽ chọn một trong 36 con cho vào một chiếc hộp gỗ có khóa, niêm phong, rồi mang đến nơi treo đề. Hộp gỗ sẽ được treo trên ngọn cây tre (cây nêu) trước sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương, các cổ đông trong hội và người dân. Sau khi treo hộp gỗ có ghi kết quả con vật sẽ xổ, nhà cái ra đề bằng 4 câu thai, thường thì các câu thai được làm theo kiểu thơ lục bát. Người chơi sẽ đọc, nghiền ngẫm, bàn luận 4 câu thai và sau đó mua. Đến một thời khắc nhất định trong ngày, BTC sẽ lấy cái hộp kết quả xuống, với sự chứng kiến của đông đảo nhân dân và chính quyền địa phương để biết kết quả mà chung cho người chơi theo tỉ lệ trúng là 1 thắng 25.
CÔNG TÂM
Thật buồn, khi cái gọi là truyền thống đã bị gở bỏ , sáng mồng năm tết nhà cái đã tự mình giết đi cái gọi là tổ tiên của trò chơi truyền thống , . Mỗi năm bạn bè người thân cứ mong chờ ngày Tết về để được tham gia trò chơi mang tính nhân văn và đấu trí với nhau ,và cho ra kết quả mình cho là đúng ,bây giờ đã hết rồi , .trong 36 con có một con Chí Cao ( con trùn) được cho là con tổ của trò chơi này , nó xổ ra đồng nghĩa với việc nhà cái đã bán đi Ông Tổ của mình , khiến người dân bàng hoàng và tức giận , kéo nhau đến nhà nhà cái để hỏi lí do sao lại xổ con này , thì nhà cái đã từ chối và đóng cửa , chính vì đều này mà cả hàng ngàn người dân khắp nơi đã tập trung đến nhà cái, khiến quốc lộ 1A kẹt xe và phải nhờ đến lực lượng CA Huyện đến giải tỏa , .... Gửi đến tòa soạn thông tin này để giúp đở và giải quyết cho dân nghe , ,tôi mong trò chơi này sẽ còn nữa , vì còn có nó mới còn có cái Tết truyền thống của dân tôc. Cảm ơn nhiều.