Xét xử vụ 'nhân bản' kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức
Theo cáo trạng, 2 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm nguyên Giám đốc BV Hoài Đức Nguyễn Trí Liêm (52 tuổi) và nguyên Phó giám đốc BV Hoài Đức Nguyễn Thị Nhiên (55 tuổi).
7 bị can bị khởi tố về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo điều 281 Bộ luật Hình sự, gồm: Vương Thị Kim Thành (55 tuổi, nguyên Trưởng khoa xét nghiệm BV Hoài Đức), Nguyễn Thị Xuyên (53 tuổi), Nguyễn Thị Ngà (30 tuổi), Vương Thị Lan (26 tuổi), Nguyễn Thị Thu Trang (24 tuổi), Nguyễn Thị Hồng Nhung (24 tuổi) và Nguyễn Đồng Sơn (25 tuổi) là nhân viên khoa Xét nghiệm BV Hoài Đức.
Cũng tại phiên tòa sơ thẩm, chị Hoàng Thị Nguyệt (47 tuổi, nhân viên khoa Xét nghiệm) và chị Phan Thị Nam Đông (40 tuổi, nhân viên khoa Liên chuyên khoa) đều thuộc BV Hoài Đức, tham gia với vai trò người làm chứng.
9 giờ 30 phút, tòa sơ thẩm bước sang phần xét hỏi.
Bị cáo Xuyên khai rằng do nể nang đồng nghiệp nên làm và tự bị cáo làm. “Khi tôi làm thì nhân viên các khoa khác tới xin, Lãnh đạo khoa không biết. Chỉ đơn giản là xin giấy sức khỏe nên in giấy xét nghiệm”, bị cáo Xuyên khai.
Bị cáo Sơn, khai Phan Thị Oanh là kỹ thuật viên trưởng của bệnh viện, chỉ đạo bị cáo in ra. Bị cáo cũng khai nhận không lấy mẫu màu nào in ra rồi vứt đi. Sơn cũng khai nhận mình là nhân viên hợp đồng nên phải làm theo vì lo sợ…
Trả lời Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Vương Thị Lan (26 tuổi) khai công việc hằng ngày tại khoa là tiếp đón bệnh nhân, lấy máu và làm các xét nghiệm. Bị cáo thừa nhận đã in khống hơn 200 phiếu kết quả xét nghiệm.
“Bị cáo biết là sai nhưng vẫn phải làm theo chi đạo của kỹ thuật viên trưởng Phan Thị Oanh (người đã được miễn truy tố). Tôi được bảo làm thế để sau tăng thêm thu nhập cho nhân viên trong bệnh viện”, bị cáo Lan khai.
Bị cáo Nguyễn Đồng Sơn (25 tuổi) khai Phan Thị Oanh là kỹ thuật viên trưởng của bệnh viện, chỉ đạo bị cáo in ra. Bị cáo cũng khai nhận không lấy mẫu màu nào in ra rồi vứt đi. Sơn cũng khai nhận mình là nhân viên hợp đồng nên phải làm theo vì lo sợ…
Là người có nhiều năm làm ở khoa, bị cáo Nguyễn Thị Xuyên (53 tuổi) khai do “Nể nang đồng nghiệp, nhân viên trong các khoa ai đến xin thì cho” nên đã in khống khoảng 18 phiếu xét nghiệm. Bị cáo phủ nhận hành vi lấy máu bệnh nhân rồi bỏ đi.
Những bị cáo còn lại là Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Ngà đều khai nhận công việc hằng ngày dưới sự chỉ đạo của kỹ thuật viên trưởng là Phan Thị Oanh chỉ đạo trực tiếp. Họ được quán triệt “nhân viên trong bệnh viện ai đến xin thì cho”.
Bị cáo Vương Thị Kim Thành, nguyên Trưởng khoa xét nghiệm phủ nhận mình không trực tiếp chỉ đạo nhân viên dưới quyền in khống kết quả xét nghiệm mà giao cho KTV trưởng Phan Thị Oanh trực tiếp điều hành công việc hằng ngày. Bị cáo cũng trực tiếp cho một số người thân quen của nhân viên trong BV kết quả “khống” vì lý do “nể nang”. Còn với bệnh nhân thì làm xét nghiệm rồi in ra để tăng thêm thu nhập.
Bị cáo Thành cũng khai một lần do người nhà một cháu nhỏ 2 tuổi xin không làm kết quả xét nghiệm nên đã lấy một kết quả xét nghiệm của người 57 tuổi cho cháu bé này.
Bị cáo Nguyễn Thị Nhiên khai: Khoa xét nghiệm được thành lập từ 1.7.2012. Đến ngày 12.9, bị cáo được giao nhiệm vụ quản lý khoa. Trong thời gian này, bị cáo có kiểm tra, giám sát thường xuyên, đã phát hiện và nhắc nhở, góp ý về một số bất cập trong hoạt động của khoa nhưng không biết việc in khống kết quả xét nghiệm.
Là người cuối cùng bước ra vành móng ngựa trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Trí Liêm cho rằng mình đã phân công các phó giám đốc phụ trách trực tiếp các khoa phòng. Trong quá trình triển khai có kiểm tra, cả thường kỳ lẫn đột xuất, nhưng không phát hiện ra các sai phạm.
“Thưa tòa, các bị cáo đã làm hết trách nhiệm nhưng người ta làm giấu thì làm sao mà quản lý và biết được. Sau khi có đơn thư, bị cáo đã kiểm tra nhưng cũng không phát hiện ra gì. Bị cáo nghĩ với với cương vị là một giám đốc bị cáo chỉ không làm tròn trách nhiệm của một người quản lý toàn diện, quản lý chung, chứ không thể khởi tố hình sự với bị cáo được”, bị cáo Liêm nói trước tòa.
Chiều nay tòa sẽ bước vào phần tranh tụng.
“Thưa tòa, các bị cáo đã làm hết trách nhiệm nhưng người ta làm giấu thì làm sao mà quản lý và biết được. Sau khi có đơn thư, bị cáo đã kiểm tra nhưng cũng không phát hiện ra gì. Bị cáo nghĩ với với cương vị là một giám đốc bị cáo chỉ không làm tròn trách nhiệm của một người quản lý toàn diện, quản lý chung, chứ không thể khởi tố hình sự với bị cáo được”, bị cáo Nguyễn Trí Liêm, nguyên Giám đốc BV Hoài Đức, nói trước tòa.
Sau phần xét hỏi, đúng 12 giờ 15 phút, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội bà Hà Thị Viễn bắt đầu phần luận tội.
Theo đó, vị đại diện Viện kiểm sát đã lần lượt đề nghị mức án với 9 bị cáo. Cụ thể:
1. Nguyễn Trí Liêm (52 tuổi), nguyên Giám đốc BVĐK Hoài Đức, bị đề nghị mức án 12 - 15 tháng cải tạo không giam giữ.
2. Nguyễn Thị Nhiên (55 tuổi), nguyên Phó Giám đốc BVĐK Hoài Đức, bị đề nghị mức án 15 - 18 tháng cải tạo không giam giữ.
3. Vương Thị Kim Thành (55 tuổi), nguyên Trưởng khoa Xét nghiệm BVĐK Hoài Đức, bị đề nghị mức án 15 - 18 tháng tù giam.
4. Nguyễn Thị Xuyên (53 tuổi), nhân viên khoa Xét nghiệm BVĐK Hoài Đức, bị đề nghị mức án 12 - 15 tháng cải tạo không giam giữ.
5. Nguyễn Thị Ngà (30 tuổi), nhân viên khoa Xét nghiệm BVĐK Hoài Đức, bị đề nghị mức án 12 - 15 tháng cải tạo không giam giữ.
6. Vương Thị Lan (26 tuổi), nhân viên khoa Xét nghiệm BVĐK Hoài Đức, bị đề nghị mức án 12 - 15 tháng cải tạo không giam giữ.
7. Nguyễn Thị Thu Trang (24 tuổi), nhân viên khoa Xét nghiệm BVĐK Hoài Đức, bị đề nghị mức án 12 - 15 tháng cải tạo không giam giữ.
8. Nguyễn Thị Hồng Nhung (24 tuổi), nhân viên khoa Xét nghiệm BVĐK Hoài Đức, bị đề nghị mức án 12 - 15 tháng cải tạo không giam giữ.
9. Nguyễn Đồng Sơn (25 tuổi), nhân viên khoa Xét nghiệm BVĐK Hoài Đức, bị đề nghị mức án 12 - 15 tháng cải tạo không giam giữ.
. Theo Hà An (TNO)