Cần nhanh chóng “lấp” kẽ hở pháp luật về tội phạm kinh tế
Trong tình hình kinh tế đang khó khăn hiện nay, tội phạm lạm nhiệm tín dụng chiếm đoạt tài sản đang có chiều hướng gia tăng, ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, bên cạnh những người thực sự khó khăn, không có khả năng chi trả thì cũng có những kẻ lợi dụng những kẽ hở của luật pháp để trục lợi.
Mới đây, khi Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình về làm việc với TAND hai cấp của tỉnh về công tác tòa án, Chánh án TAND huyện Tây Sơn đã nêu lên thực trạng vỡ nợ “tín dụng đen” tại địa phương này. Mỗi năm Tây Sơn xảy ra khoảng 5-6 vụ vỡ nợ với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng, gây bức xúc dư luận và làm mất ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương. Có trường hợp lợi dụng chiếm đoạt tiền của người khác, sau đó tẩu tán hết tài sản, rồi tuyên bố vỡ nợ, không còn khả năng chi trả. Các vụ việc này hầu như chỉ xử lý dân sự, xử lý hình sự rất ít. Nhưng khi đưa ra xử dân sự thì đương sự lẩn tránh, cố tình không đến. Vì vậy, Chánh án TAND huyện Tây Sơn đề nghị, cấp trên cần phải có hướng dẫn về việc xử lý hình sự đối với tội lạm nhiệm tín dụng chiếm đoạt tài sản.
Thực tế cũng cho thấy, bởi không có đủ yếu tố để xử lý hình sự nên những vụ việc vay mượn theo kiểu này sẽ được đưa sang xử dân sự. Người mất tiền khởi kiện ra tòa án. Dẫu thắng kiện nhưng hành trình đòi lại được tiền cũng rất bầm trầy khi mà người được thi hành án phải có trách nhiệm chứng minh tài sản của người phải thi hành án. Một chuyện rất khó, nếu như không muốn nói là bất khả thi khi mà người được thi hành án phải tự đi tìm các manh mối chứng minh người phải thi hành án thực sự còn tài sản hay không.
Một khi những kẽ hở luật pháp về kinh tế được “lấp” đầy, đi đôi với đó là chế tài xử lý hình sự, hẳn loại tội phạm này sẽ được hạn chế một cách đáng kể.
NGUYỄN SƠN
Mua bán người, giết người,... cũng chỉ cần khoảng vài chục triệu đồng tội phạm cũng sẵn sàng, huống chi đến tiền tỷ,... dại gì không lừa đảo, cứ cải cố, nói dối,... lên sẽ có tiền cho con cái, người thân gửi ngân hàng lấy lãi ăn cả đời không hết, biết đâu để lâu người thân lấy tiền này chạy án rồi sau đó khi ra tù ta có một khoản kha khá mà không phải đi xin việc làm làm tôi tớ người khác,....
Theo Luật "khi có xác nhận vay (không nằm trong việc góp vốn chung, huê hụi, thõa thuận khác,...) thì phải trả, mà không trả cho người bị hại (không có hành động khắc phục nào)" thì đó cũng là yếu tố lừa đảo rồi. Các CQ tố tụng (CA, VKS, Tòa,...) không nên tạo ra tiếp những kẽ hỡ khác như việc phân tích yếu tố vỡ nợ của kẻ lừa đảo (như có KD-SX thật nên không phạm tội lừa đảo: hiện tượng lợi dụng việc SXKD để lừa đảo, che mắt mọi người rất nhiều và chiếm gần như 90%). Làm như thế, chẳng khác nào tiếp tay cho tội phạm ư ? đưa vụ án đến chỗ khiếu kiện kéo dài,... Theo cá nhân, nghĩ rằng trong các hoạt động vay mượn (phù hợp với Pháp luật: Không vay nặng lãi, không có yếu tố bóc lột, số tiền lãi thu được theo thời gian đã vượt hơn số tiền vay, vòng vo zích zăc người này sang người khác, dùng hình thức xã hội đen,....) thì vụ án này nên đưa sang hình sự để giải quyết (thõa mãn các ĐK truy tố theo Luật Hình sự)- Khi đã khởi tố theo Luật HS rồi thì chuyện giải quyết nguồn tiền do chiếm đoạt
"Có trường hợp lợi dụng chiếm đoạt tiền của người khác, sau đó tẩu tán hết tài sản, rồi tuyên bố vỡ nợ, không còn khả năng chi trả "mà chỉ xử lý dân sự ư ? còn khi xử lý dân sự thì "người được thi hành án phải tự đi tìm các manh mối chứng minh người phải thi hành án thực sự còn tài sản hay không". Để tránh chuyện cá nhân tự giải quyết với nhau (CQTT đứng ra ngoài cuộc, xã hội không còn trách nhiệm) theo bài báo "thì quá đau thương cho những người dân bị hại: vì sự cả tin, chân thật vì một chút lãi; trong khi đó kẻ lưu manh gian trá lại được bảo hộ vì Luật có kẽ hỡ" - Chính vì vậy, các CQ tố tụng cần chú ý với loại tội phạm này "khi đã có dấu hiệu túc là hành vi đã có, không trả lại phần nào tiền chiếm đoạt mà chỉ có lời nói xuông (sẽ trả dần: không chứng minh được mình làm cách nào để trả) thì đó cũng đủ nói lên mục đích lừa đảo rồi" vậy thì tại sao không đưa vào vụ án hình sự, lúc này nghĩa vụ điều tra nguồn tiền chiếm đoạt nằm ở đâu? và thu hồi như thế nào? ...
Ủng hộ bài viết này. Đã có hành vi chiếm đoạt (có nguyên nhân) thì mục đích cũng sẽ luôn sẵn sàng (kết quả tất yếu), còn một vài nguyên nhân khách quan cũng chỉ là thiểu số (có thể phân tích, chứng minh dễ dàng); duy chỉ có một điều là sợ cho sự vô cảm hoặc đó là ngại va chạm, ngại khó hoặc đó là sự khởi nguồn của vận dụng làm khác đi bằng những lý lẽ vì chứng cứ không rõ ràng (dù biết đó là sự thật) đã làm cho xã hội vốn đã bị xáo trộn, lại càng bị xáo trộn thêm (khiếu nại, phúc thẩm,...) - Tất cả cũng để lại một hậu quả "người chiếm đoạt hoàn toàn có lợi, xúi giục người khác hãy tiếp tục làm theo vì lợi nhiều hơn hại, theo kiểu hy sinh đời bố cũng cố đời con. Nếu các cơ quan công quyền không triệt để, cương quyết thì chắc chắn rằng điều này sẽ xảy ra trong xã hội rất nhiều và sẽ không thể phòng ngừa, ngăn chặn được. Theo tôi thì chỉ cần có 1 hành vi và cũng chỉ cần có chứng cứ thì mục đích của tội phạm là có thật, phải đưa vào trong yếu tố hình sự "đừng ngại việc hình sự hóa vụ án