TUYẾN ĐƯỜNG TRỤC KHU KINH TẾ NỐI DÀI:
Sớm khắc phục những bất cập gây mất an toàn giao thông
Tuyến đường trục Khu kinh tế nối dài kết nối từ Cảng hàng không Phù Cát đến Khu Kinh tế Nhơn Hội, được đưa vào khai thác, sử dụng từ cuối tháng 9.2020, đã kết nối giao thông thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội phát triển KT-XH cho tỉnh. Tuy nhiên, thời gian qua, tại các điểm giao cắt giữa tuyến đường trục với đường ngang dân sinh đã xảy ra nhiều vụ va quẹt, TNGT.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Bình Định, trên 20 km chiều dài toàn tuyến, có khá nhiều điểm giao cắt với đường ngang dân sinh. Chỉ tính đoạn từ km 4 đến km 5 của tuyến đường, đã có tới 3 đường ngang giao cắt, gồm 1 tuyến đường ngang kết nối đến khu dân cư, 2 tuyến đường ngang kết nối đến vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương. Tại các điểm giao cắt đều có độ dốc khá lớn. Với tốc độ tối đa cho phép ô tô lưu thông trên tuyến đường trục (có dải phân cách giữa) lên đến 90 km/giờ, nên thời gian qua đã xảy ra các vụ va quẹt, TNGT tại các điểm giao cắt với tuyến đường trục.
Một điểm giao cắt giữa đường ngang dân sinh với tuyến đường trục Khu kinh tế nối dài đoạn qua địa bàn xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát) tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra TNGT. Ảnh: N.HÂN
Ông Đoàn Ngọc Nhân, một người dân ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, cho hay: Tuyến đường trục Khu kinh tế
Trước khi bàn giao dự án tuyến đường trục Khu kinh tế nối dài cho ngành chức năng quản lý, Ban Quản lý Dự án Giao thông tỉnh sẽ rà soát lại những bất cập gây mất ATGT tại các điểm giao cắt lần cuối để có biện pháp khắc phục. Cùng với đó, Ban cũng đề nghị ngành chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường, chú ý quan sát và chấp hành các tín hiệu giao thông, nhằm giảm thiểu các vụ TNGT xảy ra”. Ông NGUYỄN NGỌC SƠN, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Giao thông tỉnh
nối dài đưa vào sử dụng đã giúp cho nhân dân địa phương vận chuyển hàng hóa thuận lợi, người dân ai cũng phấn khởi. Thế nhưng cùng với niềm vui là nỗi lo tiềm ẩn TNGT từ các điểm giao cắt. Tại các ngã ba, ngã tư giao nhau với tuyến đường trục, do có độ dốc lớn, nên mỗi khi người dân muốn qua lại phải tăng tốc, trong khi tầm quan sát bị hạn chế, nên rất dễ xảy ra va chạm với các phương tiện khác lưu thông trên đường trục, và đã có vụ TNGT gây chết người. Đề nghị các ngành chức năng sớm có giải pháp để đảm bảo ATGT tại các điểm giao cắt.
Nói về nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT xảy ra tại các điểm giao cắt với tuyến đường trục Khu kinh tế nối dài, thượng tá Ngô Đức Hoài, Phó trưởng Phòng CSGT, CA tỉnh, cho hay: Qua công tác điều tra, giải quyết các vụ TNGT, phần lớn vụ tai nạn xảy ra do ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa tốt. Đặc biệt, người dân chưa có ý thức nhường đường ưu tiên khi lưu thông đến các điểm giao cắt với tuyến đường trục. Lực lượng CSGT sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát, đồng thời đề nghị chủ đầu tư dự án khảo sát, lắp đặt, bổ sung đèn tín hiệu, hệ thống đèn chiếu sáng vào ban đêm, các biển báo, gờ giảm tốc, để đảm bảo ATGT.
Trao đổi về vấn đề đảm bảo ATGT tại các điểm giao cắt với tuyến đường trục, ông Nguyễn Văn Chiến, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho hay, căn cứ vào các ý kiến của người dân, vừa qua, đơn vị đã phối hợp với Ban quản lý Dự án Giao thông tỉnh (chủ đầu tư dự án tuyến đường trục) tiến hành khảo sát các bất cập gây tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT tại điểm giao cắt để có hướng khắc phục triệt để trước khi chủ đầu tư bàn giao công trình cho đơn vị quản lý. Qua đó, Ban ATGT tỉnh đã đề nghị đơn vị chủ đầu tư lắp đặt thêm một số cột đèn vàng cảnh báo, kẻ thêm các gờ giảm tốc và hệ thống biển báo ATGT trên toàn tuyến.
N. HÂN